Đẩy nhanh tiến độ thủ tục, giải quyết tranh chấp về nợ xấu của các tổ chức tín dụng?
Đẩy nhanh tiến độ thủ tục, giải quyết tranh chấp về nợ xấu của các tổ chức tín dụng?
Ngày 15/05/2023, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Chỉ thị 02/CT-CA năm 2023 hướng dẫn một số nội dung về giải quyết tranh chấp về nợ xấu như sau:
1. Tổ chức phổ biến toàn bộ nội dung Nghị quyết số 63/2022/QH15 tới Thẩm phán, Thẩm tra viên và Thư ký Tòa án thuộc phạm vi quản lý; quán triệt việc tiếp tục áp dụng quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 ngày 15 tháng 8 năm 2017 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và Nghị quyết số 03/2018/NQ-HĐTP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu tại Tòa án nhân dân.
2. Tích cực, chủ động và đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp về nợ xấu theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Trường hợp có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo về Tòa án nhân dân tối cao để được giải đáp.
3. Chủ động, thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đúng các quy định, hướng dẫn của văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Tòa án nhân dân tối cao yêu cầu Chánh án các Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao sau khi nhận được Công văn này, thông báo cho các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trong cơ quan, đơn vị mình và Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để biết và thực hiện.
Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao có yêu cầu Chánh án các Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao tích cực, chủ động và đẩy nhanh tiến độ giải quyết tranh chấp về nợ xấu theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Đồng thời chủ động, thường xuyên cập nhật hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng đúng các quy định, hướng dẫn của văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chỉ thị đẩy nhanh tiến độ thủ tục, giải quyết tranh chấp về nợ xấu của các tổ chức tín dụng? (Hình từ Internet)
Thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến khi nào?
Tại Tiểu mục 2.3 Mục 2 Nghị quyết 63/2022/QH15 có quy định về thời hạn áp dụng Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng như sau:
2.3. Về kéo dài thời hạn áp dụng Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, Quốc hội thống nhất kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14 từ ngày 15 tháng 8 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2023. Giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất luật hóa các quy định về xử lý nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu cùng với việc rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Các tổ chức tín dụng; trình Quốc hội xem xét chậm nhất tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).
Trong thời gian kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ quy định của Nghị quyết số 42/2017/QH14, đề nghị Chính phủ có giải pháp khắc phục những khó khăn, vướng mắc nêu tại Báo cáo số 174/BC-CP ngày 11 tháng 5 năm 2022, chỉ đạo tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị gắn với trách nhiệm trong tổ chức thực hiện Nghị quyết, bảo đảm tính hiệu lực, hiệu quả của Nghị quyết.
Như vậy, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng được kéo dài thời hạn từ ngày 15/8/2022 đến hết ngày 31/12/2023.
Việc mua, bán nợ xấu của các tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được quy định như thế nào?
Tại Điều 6 Nghị quyết 42/2017/QH14 có quy định về mua, bán nợ xấu của tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu như sau:
- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được mua khoản nợ xấu đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đối kế toán của tổ chức tín dụng;
Trừ tổ chức tín dụng liên doanh và tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân, bao gồm cả doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh mua, bán nợ.
- Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu được thỏa thuận với tổ chức tín dụng quy định tại khoản 1 Điều này mua khoản nợ xấu với giá mua bằng giá trị định giá của tổ chức định giá độc lập;
Xử lý, bán, thu hồi nợ theo quy định của pháp luật và phân chia phần giá trị còn lại của số tiền thu hồi được từ khoản nợ xấu này sau khi trừ giá mua và các chi phí xử lý.
Tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu phải thống nhất với tổ chức tín dụng lựa chọn tổ chức định giá độc lập.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?