Trang phục của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Trang phục của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào? Bị cáo đang bị tạm giam tham gia phiên tòa có được tiếp xúc với những người tham gia phiên tòa không? Chị Bình - Quảng Ngãi

Trang phục của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết số 743/2004/NQ-UBTVQH11 có quy định về trang phục của bị cáo tại phiên toà xét xử vụ án hình sự như sau:

Tại phiên toà xét xử vụ án hình sự, bị cáo là người được tại ngoại và bị cáo là người đang bị tạm giam được sử dụng thường phục, nhưng phải bảo đảm sự trang nghiêm; bị cáo là quân nhân tại ngũ được sử dụng quân phục thường dùng, nhưng không đeo quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu.
Bị cáo là người đang chấp hành hình phạt tù khi ra phiên toà thì sử dụng trang phục dành riêng cho họ theo quy định của Chính phủ.

Như vậy, trang phục của bị cáo là người tại ngoại và bị cáo là người đang bị tạm giam được sử dụng thường phục nhưng phải bảo đảm sự trang nghiêm. Trang phục của bị cáo là quân nhân tại ngũ được sử dụng quân phục thường dùng, nhưng không đeo quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu.

Bị cáo là người đang chấp hành hình phạt tù khi ra phiên toà thì sử dụng trang phục dành riêng cho họ theo quy định của Chính phủ.

Trang phục của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Trang phục của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quyền của bị cáo trong vụ án hình sự được quy định như thế nào?

Căn cứ tại khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về bị cáo như sau:

Bị cáo
...
2. Bị cáo có quyền:
a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
b) Tham gia phiên tòa;
c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;
k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;
l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
3. Bị cáo có nghĩa vụ:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;
b) Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Như vậy, theo quy định của pháp luật có quy định về nghĩa vụ của bị cáo như sau:

- Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

- Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

- Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án.

Quyền của bị cáo bao gồm:

- Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

- Tham gia phiên tòa;

- Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

- Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

- Đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

- Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

- Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

- Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

- Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

- Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

- Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

- Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

- Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

- Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bị cáo đang bị tạm giam tham gia phiên tòa xét xử hình sự có được tiếp xúc với những người tham gia phiên tòa không?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 256 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định về nội quy phiên tòa như sau:

Nội quy phiên tòa
1. Mọi người vào phòng xử án phải mặc trang phục nghiêm túc, chấp hành việc kiểm tra an ninh và thực hiện đúng hướng dẫn của Thư ký Tòa án.
2. Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa.
3. Mọi người trong phòng xử án phải đứng dậy khi Hội đồng xét xử vào phòng xử án và khi tuyên án. Bị cáo phải đứng khi Kiểm sát viên công bố cáo trạng hoặc quyết định truy tố. Người được Tòa án triệu tập đến phiên tòa muốn trình bày ý kiến phải được chủ tọa phiên tòa đồng ý; người trình bày ý kiến phải đứng khi trình bày ý kiến, khi được hỏi.
Những người vì lý do sức khỏe có thể được chủ tọa phiên tòa cho phép ngồi.
4. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình. Việc tiếp xúc với những người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép.
5. Người dưới 16 tuổi không được vào phòng xử án, trừ trường hợp được Tòa án triệu tập đến phiên tòa.

Theo đó, tại phiên tòa xét xử hình sự, bị cáo đang bị tạm giam không được tiếp xúc với những người tham gia phiên tòa, việc tiếp xúc với người khác phải được chủ tọa phiên tòa cho phép. Tại phiên tòa, bị cáo đang bị tạm giam chỉ được tiếp xúc với người bào chữa cho mình.

Trân trọng!

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bị cáo
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
5,545 lượt xem
Bị cáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bị cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Tại phiên tòa xét xử sơ thẩm, bị cáo được đặt câu hỏi với những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Người thân của bị cáo có thể đặt tiền để bảo đảm thay thế tạm giam không? Mức tiền phải đặt để bảo đảm thay thế tạm giam là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Trang phục của bị cáo tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc phải có mặt tại phiên Tòa theo quyết định đối với đại diện nhà trường nơi bị cáo dưới 18 tuổi học tập không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bị cáo có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào