Đã có sổ tay hướng dẫn chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện?

Xin hỏi: Bộ Y tế có ban hành sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện chưa?- Câu hỏi của chị Giang (Đồng Tháp).

Đã có sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện?

Ngày 11/5/2023, Bộ Y tế có ban hành Quyết định 2115/QĐ-BYT năm 2023 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện”.

Tại Điều 2 Quyết định 2115/QĐ-BYT năm 2023 có quy định về đối tượng áp dụng tài liệu chuyên môn quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện huyện bao gồm:

- Tất cả các cơ sở khám, chữa bệnh Nhà nước;

- Các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trên cả nước.

Xem chi tiết Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện ban hành kèm theo Quyết định 2115/QĐ-BYT năm 2023 tại đây.

Đã có sổ tay hướng dẫn chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện?

Đã có sổ tay hướng dẫn chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện? (Hình từ Internet)

Triển khai can thiệp quản lý sử dụng kháng sinh tại cơ sở y tế tuyến huyện bao gồm những hoạt động nào?

Tại Chương 4 Sổ tay hướng dẫn thực hiện chương trình quản lý sử dụng kháng sinh dành cho bệnh viện tuyến huyện ban hành kèm theo Quyết định 2115/QĐ-BYT năm 2023 có quy định các hoạt động triển khai quản lý sử dụng kháng sinh tại cơ sở y tế tuyến huyện bao gồm:

Hoạt động 1: Giám sát kê đơn – phản hồi;

Hoạt động 2: Phê duyệt kháng sinh thuộc danh mục ưu tiên quản lý–Nhóm 1.

Hoạt động 3: Các can thiệp tại khoa lâm sàng

- Can thiệp tối ưu hóa chế độ liều;

- Can thiệp xuống thang kháng sinh;

- Can thiệp chuyển đổi kháng sinh từ đường tiêm/truyền sang đường ống;

- Tư vấn kê đơn nhằm tối ưu hóa điều trị một số nhiễm khuẩn thường gặp;

- Các hoạt động khác

Hoạt động 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện các hoạt động can thiệp.

Nhiệm vụ cốt lõi của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện là gì?

Tại Mục D Hướng dẫn thực hiện quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện ban hành kèm Quyết định 5631/QĐ-BYT năm 2020 có quy định 06 nhiệm vụ cốt lõi của chương trình quản lý sử dụng kháng sinh trong bệnh viện, bao gồm:

(1) Thành lập Ban quản lý sử dụng kháng sinh của bệnh viện.

(2) Xây dựng các quy định về sử dụng kháng sinh tại bệnh viện.

(3) Giám sát sử dụng kháng sinh và giám sát đề kháng kháng sinh tại bệnh viện.

(4) Triển khai các can thiệp nâng cao chất lượng sử dụng kháng sinh trong bệnh viện.

(5) Đào tạo, tập huấn cho nhân viên y tế trong bệnh viện.

(6) Đánh giá thực hiện, báo cáo và phản hồi thông tin.

Sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

Tại khoản 1 Điều 60 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 có quy định về nguyên tắc sử dụng thuốc như sau:

Sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú
1. Việc sử dụng thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;
b) Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;
c) Đúng quy định về bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc.
2. Khi kê đơn thuốc, người hành nghề phải ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc hoặc bệnh án thông tin về tên thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng và thời gian dùng thuốc.
3. Khi cấp phát thuốc cho người bệnh, người được giao nhiệm vụ cấp phát thuốc có trách nhiệm sau đây:
a) Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc;
b) Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc;
c) Đối chiếu họ tên người bệnh, tên thuốc, dạng thuốc, hàm lượng, liều dùng, cách dùng, thời gian dùng trước khi cho người bệnh sử dụng thuốc;
d) Ghi chép đầy đủ thời gian cấp phát thuốc cho người bệnh, theo dõi và ghi diễn biến lâm sàng của người bệnh vào hồ sơ bệnh án, phát hiện kịp thời các tai biến và báo cho người hành nghề trực tiếp điều trị.
4. Sau khi người bệnh dùng thuốc, người hành nghề trực tiếp điều trị có trách nhiệm theo dõi tác dụng và xử lý kịp thời tai biến do dùng thuốc.
Người bệnh có trách nhiệm dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của người hành nghề và thông báo cho người hành nghề về các dấu hiệu bất thường sau khi dùng thuốc.

Như vậy, nguyên tắc sử dụng thuốc trong khám bệnh, chữa bệnh có điều trị nội trú phải bảo đảm bao gồm:

- Chỉ sử dụng thuốc khi thật sự cần thiết, đúng mục đích, an toàn, hợp lý và hiệu quả;

- Việc kê đơn thuốc phải phù hợp với chẩn đoán bệnh, tình trạng bệnh của người bệnh;

- Đúng quy định về bảo quản, cấp phát và sử dụng thuốc.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào