Như thế nào là tham nhũng trong doanh nghiệp? Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp là gì?

Cho hỏi hiện nay pháp luật quy định như thế nào là tham nhũng trong doanh nghiệp? Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Công thương? Anh Bảo - Hà Nội

Như thế nào là tham nhũng trong doanh nghiệp?

Căn cứ tại Mục I Công văn 8387/BCT-TTB năm 2022 về hướng dẫn nội dung về thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng do Bộ Công thương ban hành. Trong đó, Bộ Công Thương hướng dẫn về tham nhũng trong doanh nghiệp như sau:

Bộ Công Thương hướng dẫn một số nội dung về phòng ngừa tham nhũng đối với các Doanh nghiệp trực thuộc Bộ như sau:
I. Giải thích từ ngữ
- Tham nhũng trong doanh nghiệp là các hành vi được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp bao gồm: Tham ô tài sản; Nhận hối lộ; Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. Đặc điểm của tham nhũng trong doanh nghiệp là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ được giao của mình để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại và đe dọa đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp mình.
...

Theo đó, tham nhũng trong doanh nghiệp là các hành vi được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp bao gồm:

- Tham ô tài sản;

- Nhận hối lộ;

- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

Đặc điểm của tham nhũng trong doanh nghiệp là người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nhiệm vụ được giao của mình để vụ lợi cá nhân, làm thiệt hại và đe dọa đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp mình.

Như thế nào là tham nhũng trong doanh nghiệp? Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp là gì?

Như thế nào là tham nhũng trong doanh nghiệp? Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)

Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp bao gồm những gì?

Căn cứ tại Mục II Công văn 8387/BCT-TTB năm 2022 về hướng dẫn nội dung về thực hiện công tác phòng ngừa tham nhũng do Bộ Công thương ban hành. Trong đó, Bộ Công Thương hướng dẫn về các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp như sau:

Bộ Công Thương hướng dẫn một số nội dung về phòng ngừa tham nhũng đối với các Doanh nghiệp trực thuộc Bộ như sau:
Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp
1. Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng theo quy định tại Điều 78, Điều 79 của Luật Phòng, chống tham nhũng
- Căn cứ vào quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và luật khác có liên quan, Doanh nghiệp ban hành quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc đạo đức nghề nghiệp đối với người lao động trong doanh nghiệp.
- Ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa xung đột lợi ích, ngăn chặn hành vi tham nhũng và xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng.
2. Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động theo quy định tại Điều 9, các điểm a, c và d khoản 1 Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 53 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ
- Căn cứ vào đặc thù trong tổ chức, hoạt động, Doanh nghiệp có trách nhiệm quy định cụ thể hình thức công khai, nội dung công khai, trách nhiệm thực hiện việc công khai minh bạch trong doanh nghiệp mình.
- Về nội dung công khai: Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên; chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác; quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp; công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện công bố thông tin theo quy định của Nghị định số 47/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 4 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp.
3. Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích theo quy định tại Điều 23, Điều 80 Luật Phòng, chống tham nhũng và Điều 54 Nghị định số 59/2019/NĐ-CP của Chính phủ
- Quy định cụ thể các trường hợp xung đột lợi ích, trách nhiệm thông tin, báo cáo về các trường hợp xung đột lợi ích và công khai, phổ biến, tập huấn cho toàn thể người lao động, thành viên của doanh nghiệp.
- Quy định cụ thể việc tiếp nhận, xử lý thông tin, báo cáo về xung đột lợi ích trong doanh nghiệp, bao gồm việc giám sát và áp dụng các biện pháp phù hợp khác theo thẩm quyền để kiểm soát xung đột lợi ích.
...

Như vậy, các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp là:

- Xây dựng văn hóa kinh doanh lành mạnh, không tham nhũng

- Thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động

- Thực hiện việc kiểm soát xung đột lợi ích

Nội dung công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 53 Nghị định 59/2019/NĐ-CP có quy định về thực hiện công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước bao gồm:

- Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, thành viên;

- Chế độ lương, thưởng; thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các chế độ phúc lợi xã hội khác;

- Quy tắc ứng xử, điều lệ doanh nghiệp, tổ chức;

- Công tác tổ chức, bố trí nhân sự và các nội dung khác phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật có liên quan.

Tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân dân để hoạt động từ thiện còn phải công khai, minh bạch các nội dung sau:

- Quy chế huy động, quản lý, sử dụng các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện;

- Quyền lợi và nghĩa vụ của người đóng góp, người được hưởng lợi;

- Mục đích huy động các khoản đóng góp để hoạt động từ thiện; đối tượng, hình thức và mức huy động các khoản đóng góp;

- Kết quả huy động, bao gồm:

+ Danh sách các đối tượng đóng góp, tài trợ

+ Hình thức và mức đóng góp, tài trợ của từng đối tượng

+ Kết quả quản lý, sử dụng các khoản huy động vào mục đích từ thiện.

Trân trọng!

Tội tham nhũng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tội tham nhũng
Hỏi đáp Pháp luật
Như thế nào là tham nhũng trong doanh nghiệp? Các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tội tham nhũng
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
1,560 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tội tham nhũng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tội tham nhũng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào