Cơ sở sản xuất, nhà máy vận hành hệ thống xử lý nước thải có phải ghi nhật ký vận hành không?
- Cơ sở sản xuất, nhà máy vận hành hệ thống xử lý nước thải có phải ghi nhật ký vận hành không?
- Việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trong thời gian bao lâu?
- Những công trình xử lý chất thải nào không cần phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường?
Cơ sở sản xuất, nhà máy vận hành hệ thống xử lý nước thải có phải ghi nhật ký vận hành không?
Tại khoản 4 Điều 48 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp như sau:
Yêu cầu về hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp
…
4. Hệ thống xử lý nước thải tập trung phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau:
a) Được phép chia thành nhiều đơn nguyên (mô-đun) phù hợp với tiến độ lấp đầy và hoạt động của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp nhưng phải bảo đảm xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường và phù hợp với giấy phép môi trường đã được cấp;
b) Có công tơ điện độc lập;
c) Có hệ thống quan trắc tự động, liên tục theo quy định tại khoản 4 Điều 97 Nghị định này;
d) Được vận hành thường xuyên theo đúng quy trình công nghệ để bảo đảm nước thải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra nguồn tiếp nhận; phải duy tu, bảo dưỡng định kỳ, bảo đảm luôn vận hành bình thường;
đ) Bùn cặn của hệ thống xử lý nước thải tập trung phải thu gom, vận chuyển và xử lý hoặc tái sử dụng theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải;
e) Các thiết bị thu gom, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường, chất thải nguy hại, xử lý khí thải (nếu có) phải bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường tương ứng quy định tại Chương V Nghị định này;
g) Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải tập trung phải có nhật ký vận hành ghi chép đầy đủ các nội dung: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có); lượng điện tiêu thụ; loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh. Nhật ký vận hành viết bằng tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 02 năm;
h) Tiêu chuẩn nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải tập trung phải được ghi trong quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường, giấy đăng ký môi trường và quy chế về bảo vệ môi trường của của khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
5. Có công trình, thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ sở sản xuất, nhà máy vận hành hệ thống xử lý nước thải phải ghi nhật ký vận hành bằng tiếng Việt và lưu giữ tối thiểu 02 năm với các nội dung bao gồm:
- Lưu lượng (đầu vào, đầu ra), các thông số đặc trưng của nước thải đầu vào và đầu ra (nếu có);
- Lượng điện tiêu thụ;
- Loại và lượng hóa chất sử dụng, bùn thải phát sinh.
Cơ sở sản xuất, nhà máy vận hành hệ thống xử lý nước thải có phải ghi nhật ký vận hành không? (Hình từ Internet)
Việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trong thời gian bao lâu?
Tại Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải như sau:
Vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường
...
6. Thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải được tính từ thời điểm bắt đầu vận hành thử nghiệm được quy định như sau:
a) Từ 03 đến 06 tháng đối với trường hợp dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Thời gian vận hành thử nghiệm đối với các dự án khác do chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
c) Trường hợp phải gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời gian gia hạn không quá 06 tháng. Đối với các dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng giai đoạn, thời gian vận hành có thể được kéo dài theo quy định của cơ quan cấp phép.
Như vậy, việc vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải trong thời gian như sau:
- Từ 03 đến 06 tháng:
Dự án là khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp và dự án đầu tư thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường với công suất lớn quy định tại Cột 3 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP;
- Chủ dự án đầu tư quyết định và tự chịu trách nhiệm về thời gian vận hành thử nghiệm đối với các dự án khác nhưng không quá 06 tháng và phải bảo đảm đánh giá được hiệu quả của công trình xử lý chất thải theo quy định;
- Trường hợp phải gia hạn quá trình vận hành thử nghiệm, chủ dự án đầu tư phải có văn bản thông báo, nêu rõ lý do gia hạn và thời gian gia hạn không quá 06 tháng.
Có thể được kéo dài thời gian vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải nếu các dự án đầu tư có quy mô lớn, đầu tư theo từng giai đoạn, thời gian vận hành theo quy định của cơ quan cấp phép.
Những công trình xử lý chất thải nào không cần phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường?
Tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về những công trình xử lý chất thải không cần phải vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp giấy phép môi trường bao gồm:
- Hồ lắng của dự án khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đá vôi;
- Hồ sự cố của hệ thống xử lý nước thải (trừ hồ sự cố kết hợp hồ sinh học);
- Hệ thống thoát bụi, khí thải đối với các trường hợp không yêu cầu có hệ thống xử lý bụi, khí thải, bao gồm cả hệ thống kiểm soát khí thải lò hơi sử dụng nhiên liệu là khí gas, dầu DO;
Hệ thống xử lý khí thải lò hỏa táng;
- Công trình, thiết bị xử lý nước thải tại chỗ của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình, cá nhân có phát sinh nước thải, khí thải phải có công trình, thiết bị xử lý chất thải tại chỗ đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường hoặc theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
Lưu ý: Bao gồm cả bể tự hoại, bể tách mỡ nước thải nhà ăn và các công trình, thiết bị hợp khối đáp ứng yêu cầu theo quy định;
- Hệ thống xử lý nước làm mát có sử dụng Clo hoặc hóa chất khử trùng để diệt vi sinh vật;
- Công trình xử lý chất thải của dự án mở rộng, nâng cao công suất nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường đã cấp;
- Công trình xử lý chất thải của các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo vệ môi trường 2020 khi đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường;
- Công trình xử lý chất thải của cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp khi đề nghị cấp lại giấy phép môi trường nhưng không có thay đổi so với giấy phép môi trường thành phần hoặc giấy phép môi trường đã cấp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý nước thải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn xếp lương giáo viên THCS theo Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT?
- Mẫu Biên bản kiểm phiếu đánh giá hồ sơ đăng ký tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ bảo vệ môi trường 2024?
- Đối tượng được đặc cách tốt nghiệp THPT 2025 chi tiết mới nhất?
- Mẫu phiếu phúc tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự Thông tư 105?
- Mẫu Báo cáo định kỳ tình hình thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường mới nhất là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo?