Yêu cầu về kiến thức đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là gì? Những vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp là gì?

Tốt nghiệp cao đẳng ngành dịch vụ pháp lý thì khi tốt nghiệp cần yêu cầu về kiến thức, kỹ năng như thế nào? Hiện nay có những vị trí việc làm nào phù hợp? Câu hỏi của anh Sang - Sóc Trăng

Yêu cầu về kiến thức đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục A Phần 06 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có quy định về kiến thức đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng như sau:

NGÀNH, NGHỀ: DỊCH VỤ PHÁP LÝ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
...
2. Kiến thức
- Giải thích được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;
- Phân tích được quan hệ pháp luật cơ bản trong các lĩnh vực khác nhau;
- Phân biệt được các quan hệ pháp luật trong cùng một nhóm ngành, lĩnh vực pháp luật;
- Diễn đạt được các yêu cầu của pháp luật đối với các vấn đề cần xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện công việc;
- Giải thích được các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể;
- Tổng hợp được tri thức pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo hoặc tư vấn cho khách hàng;
- Trình bày và vận dụng được các bước thực hiện dịch vụ pháp lý cung cấp đến khách hàng;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
...

Như vậy, các yêu cầu về kiến thức đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là:

- Giải thích được các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

- Phân tích được quan hệ pháp luật cơ bản trong các lĩnh vực khác nhau;

- Phân biệt được các quan hệ pháp luật trong cùng một nhóm ngành, lĩnh vực pháp luật;

- Diễn đạt được các yêu cầu của pháp luật đối với các vấn đề cần xử lý, giải quyết trong quá trình thực hiện công việc;

- Giải thích được các quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong các quan hệ pháp luật cụ thể;

- Tổng hợp được tri thức pháp luật để tham mưu cho lãnh đạo hoặc tư vấn cho khách hàng;

- Trình bày và vận dụng được các bước thực hiện dịch vụ pháp lý cung cấp đến khách hàng;

- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Yêu cầu về kiến thức đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là gì? Những vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp là gì?

Yêu cầu về kiến thức đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là gì? Những vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp là gì? (Hình từ Internet)

Yêu cầu về kỹ năng đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 3 Mục A Phần 06 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có quy định về kỹ năng đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng như sau:

NGÀNH, NGHỀ: DỊCH VỤ PHÁP LÝ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
...
3. Kỹ năng
- Xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc;
- Tra cứu được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yêu cầu công việc;
- Phát triển được quan hệ và giao tiếp với khách hàng;
- Tư vấn cho khách hàng phương án giải quyết một số tình huống pháp luật theo quy định.
- Sử dụng, phân tích các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong công việc;
- Sử dụng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, để giải quyết các vấn đề pháp luật cụ thể;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
...

Theo đó, các yêu cầu về kỹ năng đối với ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp trình độ cao đẳng bao gồm:

- Xây dựng được kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu công việc

- Tra cứu được các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến yêu cầu công việc

- Phát triển được quan hệ và giao tiếp với khách hàng

- Tư vấn cho khách hàng phương án giải quyết một số tình huống pháp luật theo quy định

- Sử dụng, phân tích các kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh trong công việc

- Sử dụng kiến thức chuyên sâu trong lĩnh vực pháp luật về dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, để giải quyết các vấn đề pháp luật cụ thể

- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề

- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Những vị trí việc làm dành cho người học ngành dịch vụ pháp lý sau khi tốt nghiệp cao đẳng là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 5 Mục A Phần 06 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh, quản lý và pháp luật ban hành kèm theo Thông tư 20/2019/TT-BLĐTBXH có quy định về vị trí việc làm sau tốt nghiệp như sau:

NGÀNH, NGHỀ: DỊCH VỤ PHÁP LÝ
A - TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
...
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
- Giúp việc người hành nghề bổ trợ tư pháp;
- Tư pháp cơ sở;
- Công chứng, chứng thực;
- Tư vấn pháp luật;
- Pháp chế doanh nghiệp;
- Thừa phát lại;
- Quản lý, thanh lý tài sản.
...

Như vậy, những vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp ngành dịch vụ pháp lý trình độ cao đẳng bao gồm:

- Giúp việc người hành nghề bổ trợ tư pháp;

- Tư pháp cơ sở

- Công chứng, chứng thực

- Tư vấn pháp luật

- Pháp chế doanh nghiệp

- Thừa phát lại

- Quản lý, thanh lý tài sản.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Võ Ngọc Trúc Quỳnh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào