Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật quy định như thế nào? HIệu lực của Giấy chứng nhận trong bao lâu? Thủ tục cấp lại như thế nào? Chị Thu - Gia Lai

Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ ban chính.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này,
b) Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp cơ sở chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 16, chủ cơ sở gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm:

- Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT. Tải mẫu đơn đăng ký tại đây.

- Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT. Tải bản mô tả tại đây.

Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ ban chính.

Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật có hiệu lực trong bao lâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
...

Như vậy, hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật là 05 năm kể từ ngày cấp.

Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những giấy tờ gì?

Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)

Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực thì được cấp lại như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT có quy định về cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật như sau:

Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
...
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Chủ cơ sở đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Cơ sở thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 18 Thông tư này, chủ cơ sở gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận;
b) Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với cơ sở quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều này);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này) hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), Cơ quan thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
...

Như vậy, Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật hết hiệu lực thì được cấp lại theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT.

Bước 2: Nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức:

+ Trực tiếp

+ Dịch vụ công trực tuyến

+ Gửi qua dịch vụ bưu chính.

Gửi hồ sơ trong khoảng thời gian 03 tháng trước khi hết hiệu lực của Giấy chứng nhận;

Bước 3: Kết quả

- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm Cơ quan thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở.

- Trường hợp không cấp lại, Cơ quan thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Võ Ngọc Trúc Quỳnh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào