Con rể và con dâu ai được hưởng di sản thừa kế nhiều hơn? Có được lập di chúc để lại di sản thừa kế cho con dâu nhưng không để lại di sản cho con ruột hay không?
Di sản thừa kế là gì?
Theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về khái niệm di sản như sau:
Di sản
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Theo đó, có thể hiểu di sản thừa kế là phần tài sản của người chết để lại, bao gồm phần tài sản riêng và phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Con rể và con dâu ai được hưởng di sản thừa kế nhiều hơn?
Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật như sau:
Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Theo đó, việc hưởng di sản thừa kế của con dâu và con rể sẽ phụ thuộc vào việc cha mẹ chồng/cha mẹ vợ có để lại di chúc hay không.
Trường hợp cha mẹ chồng/cha mẹ vợ không để lại di chúc, di sản được phân chia theo pháp luật thì con dâu và con rể không được quyền hưởng di sản thừa kế vì không thuộc bất cứ hàng thừa kế nào.
Trường hợp cha mẹ chồng/cha mẹ vợ để lại di chúc và di chúc hợp thì di sản thừa kế của con dâu và con rể nhận được nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Con rể và con dâu ai được hưởng di sản thừa kế nhiều hơn? Có được lập di chúc để lại di sản thừa kế cho con dâu nhưng không để lại di sản cho cọn ruột hay không? (Hình từ Internet)
Có được lập di chúc để lại di sản thừa kế cho con dâu nhưng không để lại di sản cho con ruột hay không?
Tại Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quyền của người lập di chúc như sau:
Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.
Theo đó, người lập di chúc được quyền chỉ định người thừa kế, phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
Chính vì vậy, cha mẹ chồng hoàn toàn có quyền để lại di sản thừa kế cho con dâu và không để di sản cho con ruột.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?