Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Điều 3 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Phòng Tổng hợp.
2. Phòng Thể chế - Đấu thầu.
3. Phòng Quản lý đầu tư xây dựng 1.
4. Phòng Quản lý đầu tư xây dựng 2.
Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng tham mưu giúp việc Chi Cục trưởng.
Theo quy định nêu trên, cơ cấu tổ chức của Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ bao gồm 4 phòng cụ thể là:
- Phòng Tổng hợp.
- Phòng Thể chế - Đấu thầu.
- Phòng Quản lý đầu tư xây dựng 1.
- Phòng Quản lý đầu tư xây dựng 2.
Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các phòng tham mưu giúp việc Chi Cục trưởng.
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có cơ cấu tổ chức như thế nào? (Hình từ Internet)
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện những nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022, nhiệm vụ của Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam gồm:
- Tham gia xây dựng để Cục trưởng trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và các quy định khác có liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Tham mưu để Cục trưởng trình cấp có thẩm quyền thẩm định, công bố hoặc ban hành các định mức dự toán cho công tác xây dựng đặc thù của chuyên ngành giao thông đường bộ (trừ định mức đặc thù chuyên ngành về bảo trì đường bộ; định mức liên quan đến công nghệ, vật liệu mới).
- Thực thi nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với dự án đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được Bộ Giao thông vận tải giao Cục làm cơ quan chuyên môn về xây dựng:
+ Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế - kỹ thuật;
+ Thẩm định thiết kế, dự toán xây dựng sau thiết kế cơ sở;
+ Kiểm tra công tác nghiệm thu công trình xây dựng trong quá trình thi công xây dựng và khi hoàn thành.
- Chủ trì thực hiện nhiệm vụ của cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư trong việc thẩm định, tham mưu phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải phân cấp, uỷ quyền quyết định đầu tư cho Cục trưởng.
- Tham mưu cho Cục trưởng về công tác kiểm tra việc thực hiện quản lý dự án và chất lượng công trình các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng.
- Về công tác lựa chọn nhà thầu:
+ Tham mưu cho Cục trưởng công tác kiểm tra, theo dõi, xử lý vi phạm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Cục quản lý theo phân công, phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng;
+ Thẩm định, trình Cục trưởng phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì do Cục trưởng quyết định đầu tư theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng; tham mưu cho Cục trưởng trình Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Bộ Giao thông vận tải quyết định đầu tư;
+ Thẩm định, trình Cục trưởng phê duyệt hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, kết quả lựa chọn danh sách ngắn, danh sách nhà thầu đạt yêu cầu về kỹ thuật, danh sách xếp hạng nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu đối với các dự án do Cục làm chủ đầu tư.
- Về công tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Cục làm chủ đầu tư:
+ Thẩm định trình Cục trưởng phê duyệt thiết kế, dự toán triển khai sau thiết kế cơ sở;
+ Kiểm tra, theo dõi và đôn đốc các Ban Quản lý dự án trong quá trình triển khai thực hiện dự án, bao gồm: phối hợp với địa phương về công tác giải phóng mặt bằng; quản lý thi công, chất lượng, tiến độ, giá thành công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và xử lý sự cố công trình xây dựng;
+ Thực hiện kiểm tra, đánh giá, tổng hợp báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện dự án.
- Phê duyệt một số nội dung theo phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng đối với các dự án đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Cục làm chủ đầu tư.
- Phối hợp với các phòng tham mưu thuộc Cục để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng đối với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phương thức đối tác công tư (PPP) thuộc phạm vi quản lý của Cục.
- Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý đầu tư, xây dựng và quản lý chất lượng công trình giao thông theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo phân công, phân cấp, ủy quyền của Cục trưởng.
- Phối hợp thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và các lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền quản lý.
- Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Chi cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Cục.
- Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, người lao động; thực hiện chế độ, chính sách, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đối với công chức, người lao động theo quy định của pháp luật và phân cấp của Cục trưởng.
- Quản lý tài chính, tài sản và nguồn lực khác được giao theo quy định và phân cấp của Cục trưởng; được sử dụng các nguồn thu khác phù hợp với chức năng nhiệm vụ của Chi cục và theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Cục trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam có chức năng gì?
Điều 1 Quyết định 1234/QĐ-BGTVT năm 2022 quy định về chức năng của Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ thuộc Cục Đường bộ Việt Nam như sau:
Vị trí, chức năng
1. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ là tổ chức thuộc Cục Đường bộ Việt Nam, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) thực hiện quản lý và thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục); thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng.
2. Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, có trụ sở tại thành phố Hà Nội.
Theo đó, Chi cục Quản lý đầu tư xây dựng đường bộ là tổ chức thuộc Cục Đường bộ Việt Nam và có các chức năng sau:
- Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Đường bộ Việt Nam thực hiện quản lý và thực thi nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thuộc phạm vi quản lý của Cục Đường bộ Việt Nam (sau đây gọi tắt là Cục);
- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp, uỷ quyền của Cục trưởng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?