Người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên có thể bị phạt hành chính đến 500.000 đồng?
- Biển tên của người hành nghề khám chữa bệnh được sử dụng nhằm mục đích gì?
- Người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phát hiện người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên có được thực hiện xử phạt vi phạm hành chính không?
Biển tên của người hành nghề khám chữa bệnh được sử dụng nhằm mục đích gì?
Điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 45/2015/TT-BYT quy định về mục đích của biển tên như sau:
Biển tên của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Quy định chung:
a) Biển tên để nhận biết vị trí, chức danh, học hàm, học vị của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
b) Biển tên phải có tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quản lý và sử dụng người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động; ảnh, họ và tên, chức vụ hoặc chức danh công việc, học hàm, học vị của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động; mã số biển tên;
c) Biển tên được làm bằng chất liệu plastic hoặc giấy ép plastic;
d) Màu nền biển tên: màu xanh hòa bình.
Theo quy định nêu trên, biển tên của người hành nghề khám chữa bệnh được sử dụng để nhận biết vị trí, chức danh, học hàm, học vị của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, người lao động tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên có thể bị phạt hành chính đến 500.000 đồng? (Hình từ Internet)
Người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên thì bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Điểm a khoản 1 Điều 38 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên như sau:
Vi phạm quy định về hành nghề và sử dụng chứng chỉ hành nghề của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đeo biển tên;
b) Không sử dụng trang bị phòng hộ theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không ký hợp đồng thực hành đối với người thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc ký hợp đồng thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;
b) Không ban hành quyết định phân công người hướng dẫn thực hành hoặc ban hành quyết định phân công người hướng dẫn thực hành không đúng mẫu theo quy định của pháp luật;
c) Phân công một người hướng dẫn thực hành hướng dẫn vượt quá 05 người thực hành trong cùng một thời điểm.
...
Theo quy định nêu trên, người hành nghề khám chữa bệnh hông đeo biển tên có thể bị phạt hành chính từ dưới hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã phát hiện người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên có được thực hiện xử phạt vi phạm hành chính không?
Điểm b khoản 1 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
....
Khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Mức phạt tiền tối đa đối với người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên là 500.000 đồng.
Theo các quy định nêu trên, khi phát hiện người hành nghề khám chữa bệnh không đeo biển tên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được thực hiện xử phạt vi phạm hành chính theo quy định c ủa pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?