Cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Cơ sở khám bệnh cần đáp ứng những điều kiện gì để thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính?
- Cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện theo quy định bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt vi phạm hành chính với cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính không?
Cơ sở khám bệnh cần đáp ứng những điều kiện gì để thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính?
Điều 8 Nghị định 88/2008/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện đối với cơ sở khám bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính như sau:
Điều kiện đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính
Bệnh viện được thực hiện can thiệp y tế để xác định lại giới tính khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là bệnh viện công lập đa khoa, chuyên khoa ngoại, sản, nhi tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc bệnh viện tư nhân có khoa ngoại và khoa sản hoặc khoa nhi.
2. Được cấp có thẩm quyền phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn về can thiệp y tế để xác định lại giới tính.
Theo quy định nêu trên, cơ sở khám bệnh được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính khi đáp ứng điều kiện như:
- Là bệnh viện công lập đa khoa, chuyên khoa ngoại, sản, nhi tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc bệnh viện tư nhân có khoa ngoại và khoa sản hoặc khoa nhi.
- Được cấp có thẩm quyền phê duyệt phạm vi hoạt động chuyên môn về can thiệp y tế để xác định lại giới tính.
Cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định bị phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện theo quy định bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Khoản 2 Điều 45 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính như sau:
Vi phạm quy định về xác định lại giới tính
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiết lộ thông tin về việc xác định lại giới tính của người khác;
b) Phân biệt đối xử đối với người đã xác định lại giới tính.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi xác định lại giới tính khi chưa được phép của Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Giám đốc Sở Y tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người bị phân biệt đối xử đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
Khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo quy định nêu trên, cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính theo quy định bị phạt hành chính từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt vi phạm hành chính với cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính không?
Điểm b khoản 3 Điều 103 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 3 Nghị định này.
Khoản 6 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 2 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
6. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền cá nhân.
Mức phạt vi phạm hành chính tối đa với cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính là 80.000.000 đồng.
Theo quy định nêu trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền xử phạt vi phạm hành chính với cơ sở khám bệnh thực hiện xác định lại giới tính khi chưa đủ điều kiện được phép can thiệp y tế để xác định lại giới tính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?