Thời gian tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch không phải là hóa chất độc là khi nào?
- Thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?
- Thời gian tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch không phải là hóa chất độc là khi nào?
- Đối tượng nào phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
Thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định như thế nào?
Tại khoản 6 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định về thủ tục thẩm định, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:
Bước 1: Tổ chức, cá nhân đề nghị thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất lập 01 bộ hồ sơ gửi cơ quan thẩm định qua đường bưu điện hoặc gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến;
Bước 2: Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan thẩm định thông báo để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;
Bước 3: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan thẩm định có trách nhiệm tổ chức thẩm định Kế hoạch. Thẩm định Kế hoạch được thực hiện thông qua Hội đồng thẩm định theo quy định tại khoản 7 Điều này;
Bước 4: Trường hợp Kế hoạch không được thông qua, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xây dựng lại Kế hoạch. Hồ sơ, thủ tục thẩm định thực hiện như đối với tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ lần đầu;
Bước 5: Sau khi nhận được báo cáo của tổ chức, cá nhân, cơ quan thẩm định xem xét, phê duyệt Kế hoạch, trường hợp không phê duyệt Kế hoạch, phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Bước 6: Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt, cơ quan thẩm định chứng thực vào trang phụ bìa của bản Kế hoạch và gửi Quyết định phê duyệt kèm theo Kế hoạch cho tổ chức, cá nhân, các cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương thực hiện dự án bao gồm:
- Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh;
- Cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy cấp tỉnh; cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp địa điểm thực hiện dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế.
Thời gian tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch không phải là hóa chất độc là khi nào? (Hình từ Internet)
Thời gian tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch không phải là hóa chất độc là khi nào?
Tại điểm c khoản 8 Điều 20 Nghị định 113/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 10 Điều 1 Nghị định 82/2022/NĐ-CP có quy định về kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:
Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
...
8. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân được phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất
a) Trong quá trình hoạt động hóa chất, tổ chức, cá nhân phải bảo đảm đúng các yêu cầu đề ra tại Kế hoạch đã được phê duyệt;
b) Lưu giữ Bản Kế hoạch đã được phê duyệt tại cơ sở hóa chất làm căn cứ để tổ chức, cá nhân thực hiện công tác kiểm soát an toàn tại cơ sở hóa chất và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
c) Hàng năm, các cơ sở hóa chất phải tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương;
d) Trường hợp có sự thay đổi trong quá trình đầu tư và hoạt động liên quan đến những nội dung đề ra trong Kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức, cá nhân phải gửi báo cáo về cơ quan thẩm định xem xét, quyết định. Trường hợp phải xây dựng lại Kế hoạch, hồ sơ, thủ tục thẩm định và phê duyệt Kế hoạch thực hiện như lần đầu.
Như vậy, tổ chức diễn tập phương án ứng phó sự cố hóa chất đã được xây dựng trong Kế hoạch không phải là hóa chất độc sẽ được diễn ra hằng năm với sự chứng kiến hoặc chỉ đạo của đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành địa phương.
Đối tượng nào phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất?
Tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 113/2017/NĐ-CP có quy định về biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất như sau:
Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất
1. Đối tượng phải xây dựng Biện pháp
a) Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 20 Nghị định này phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
b) Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
...
Như vậy, đối tượng phải xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất bao gồm:
- Chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất.
Trừ trường hợp chủ đầu tư dự án sản xuất, kinh doanh, cất giữ và sử dụng hóa chất có ít nhất 01 hóa chất thuộc Phụ lục IV kèm theo Nghị định 113/2017/NĐ-CP với khối lượng tồn trữ lớn nhất tại một thời điểm lớn hơn hoặc bằng ngưỡng khối lượng quy định tại Phụ lục này thì phải xây dựng Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trước khi dự án chính thức đưa vào hoạt động;
- Chủ đầu tư ra quyết định ban hành Biện pháp và xuất trình các cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?