Nội dung thanh tra ngành xây dựng gồm những nội dung nào? Kế hoạch thanh tra ngành Xây dựng được phê duyệt như thế nào?

Cho tôi hỏi: Nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng được quy định như thế nào? Câu hỏi của anh Trí đến từ Nam Định

Nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng bao gồm các nội dung gì?

Điều 11 Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định về nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng như sau:

Nội dung thanh tra chuyên ngành xây dựng
1. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc:
a) Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt và điều chỉnh quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng vùng; quy hoạch xây dựng đô thị; quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao, các cửa khẩu biên giới quốc tế;
b) Về công tác quản lý quy hoạch xây dựng: Công bố công khai quy hoạch xây dựng; cắm mốc chỉ giới xây dựng và các mốc giới quy định khác ngoài thực địa; cấp giấy phép quy hoạch; cung cấp thông tin về quy hoạch xây dựng; thực hiện xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Việc quản lý, sử dụng vốn cho công tác quy hoạch xây dựng theo thẩm quyền;
d) Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia thiết kế quy hoạch xây dựng, điều kiện hành nghề kiến trúc sư, điều kiện hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị; việc đào tạo, cấp và quản lý chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư, chứng chỉ hành nghề kỹ sư quy hoạch đô thị.
2. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng:
a) Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình;
b) Việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, tổng dự toán, dự toán công trình xây dựng;
c) Việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng đối với công trình xây dựng; việc áp dụng tiêu chuẩn xây dựng của nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
d) Việc cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, thu hồi giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng;
đ) Việc lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng theo quy định của Luật xây dựng và pháp luật về đấu thầu;
e) Việc cấp, thu hồi giấy phép thầu đối với các nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
g) Việc thuê tư vấn nước ngoài trong hoạt động xây dựng tại Việt Nam;
h) Việc ký kết, thực hiện hợp đồng trong hoạt động xây dựng;
i) Việc lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
k) Việc quản lý chất lượng công trình xây dựng; nghiệm thu, bàn giao, bảo hành, bảo trì công trình; thanh toán, quyết toán công trình theo thẩm quyền;
l) Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, cấp và quản lý các loại chứng nhận, chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo quy định của pháp luật;
m) Việc thành lập, hoạt động của các phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng.
3. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị, bao gồm:
a) Việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Việc tuân thủ quy định pháp luật trong việc nâng cấp đô thị;
c) Việc đầu tư xây dựng các khu đô thị.
4. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm: cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải; chất thải rắn thông thường; chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị; nghĩa trang; công trình ngầm đô thị; các công trình hạ tầng kỹ thuật khác trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
5. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển, quản lý, sử dụng nhà ở, kinh doanh bất động sản, quản lý, sử dụng công sở trong phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
6. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.
7. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền.
8. Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng.

Theo đó, việc thanh tra chuyên ngành xây dựng bao gồm các nội dung sau:

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch, kiến trúc.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động đầu tư xây dựng.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phát triển đô thị.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quản lý, sử dụng các công trình hạ tầng kỹ thuật.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng; kinh doanh vật liệu xây dựng có điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng theo thẩm quyền.

- Thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật khác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Xây dựng.

Thủ tục phê duyệt kế hoạch thanh tra ngành Xây dựng như thế nào?

Điều 12 Nghị định 26/2013/NĐ-CP quy định về phê duyệt kế hoạch thanh tra ngành Xây dựng như sau:

Phê duyệt kế hoạch thanh tra
1. Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.
2. Căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm.
Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.
Kế hoạch thanh tra được gửi cho Thanh tra Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hằng năm.
3. Việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt của Bộ Xây dựng phải báo cáo Bộ trưởng; việc điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt của Sở Xây dựng phải báo cáo Giám đốc Sở.

Theo quy định trên, kế hoạch thanh tra ngành Xây dựng được phê duyệt như sau:

Bước 1: Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra ngành Xây dựng chậm nhất vào ngày 15 tháng 11 hằng năm.

Bước 2: Bộ trưởng Bộ Xây dựng có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 25 tháng 11 hằng năm.

Bước 3: Căn cứ vào định hướng chương trình thanh tra của Thanh tra Bộ Xây dựng và Thanh tra tỉnh, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng có trách nhiệm trình Giám đốc Sở Xây dựng phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 05 tháng 12 hằng năm.

Bước 4: Giám đốc Sở Xây dựng có trách nhiệm xem xét, phê duyệt kế hoạch thanh tra chậm nhất vào ngày 15 tháng 12 hằng năm.

Kế hoạch thanh tra được gửi cho Thanh tra Bộ Xây dựng chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hằng năm.

Nội dung thanh tra ngành xây dựng gồm những nội dung nào? Kế hoạch thanh tra ngành Xây dựng được phê duyệt như thế nào?

Nội dung thanh tra ngành xây dựng gồm những nội dung nào? Kế hoạch thanh tra ngành Xây dựng được phê duyệt như thế nào? (Hình từ Internet)

Chủ thể nào có thẩm quyền ra quyết định thanh tra ngành Xây dựng?

Điều 14 Nghị định 26/2013/NĐ-CP về thẩm quyền ra quyết định thanh tra ngành Xây dựng như sau:

Thẩm quyền ra quyết định thanh tra
Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 và Khoản 3 Điều 9 Nghị định này.

Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Xây dựng, Chánh Thanh tra Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành. Và khi cần thiết, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Giám đốc Sở Xây dựng ra quyết định thanh tra theo quy định.

Trân trọng!

Thanh tra ngành Xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thanh tra ngành Xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung thanh tra ngành xây dựng gồm những nội dung nào? Kế hoạch thanh tra ngành Xây dựng được phê duyệt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thanh tra ngành Xây dựng
Trần Thúy Nhàn
2,028 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thanh tra ngành Xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào