Hướng dẫn thu, nộp đảng phí với khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND cho cán bộ, công chức, viên chức tại TPHCM?
Hướng dẫn thu, nộp đảng phí với khoản thu nhập tăng thêm tại TP. HCM mới nhất?
Ngày 14/4/2023 vừa qua, Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM có Công văn 501-CV/ĐU năm 2023 hướng dẫn thu, nộp đảng phí đối với khoản thu nhập tăng thêm.
Căn cứ theo điểm 1 Mục 1 Công văn 1266-CV/VPTW/nb năm 2012 có quy định về thu nhập tính đóng đảng phí của đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp như sau:
Quy định tại điểm 1, mục I về mức đóng đảng phí của “đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền), các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công” thu nhập tính đóng đảng phí của đảng viên bao gồm:
- Tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm do thực hiện cơ chế tự chủ tài chính theo Nghị định số 130/2005/NĐ-CP , ngày 17-10-2005 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn số 03/2006/TTLT-BTC-BNV , ngày 17-01-2006 của Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ.
- Các khoản phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung, thâm niên nghề được tính đóng bảo hiểm xã hội.
- Đảng viên là đối tượng hưởng chế độ tiền công thì đóng đảng phí hàng tháng bằng 1% tiền công được hưởng.
- Các khoản phụ cấp không tính thu nhập đóng đảng phí, như: phụ cấp thu hút, ưu đãi, phụ cấp nghề không tính đóng bảo hiểm xã hội.
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND có quy định về nguồn kinh phí thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm
1. Nguồn kinh phí thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm tại đơn vị
Nguồn kinh phí thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm tại đơn vị là nguồn kinh phí thực hiện cải cách tiền lương theo quy định hiện hành (sau khi đã thực hiện chi trả chính sách tăng lương theo lộ trình của Chính phủ hàng năm), được sử dụng theo trình tự như sau:
a) Nguồn cải cách tiền lương của đơn vị từ năm trước chuyển sang.
b) Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp theo quy định (không kể các khoản chi lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ).
c) Nguồn cải cách tiền lương được trích lập từ nguồn thu được để lại hàng năm theo quy định của cấp có thẩm quyền.
d) Sau khi sử dụng hết các nguồn cải cách tiền lương nêu trên, trường hợp nhu cầu kinh phí thực hiện điều chỉnh thu nhập tăng thêm theo quy định của Nghị quyết này còn thiếu so với nguồn hiện có, các cấp ngân sách sẽ xem xét bố trí nguồn cải cách tiền lương của ngân sách cho đơn vị thực hiện chi trả theo quy định.
Căn cứ theo Công văn 501-CV/ĐU năm 2023 hướng dẫn về thu nộp đảng phí đối với khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND như sau:
Căn cứ Công văn 9201-CV/VPTU ngày 11/4/2023 của Văn phòng Thành ủy TPHCM về hướng dẫn thu, nộp đảng phí đối với khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND, Đảng ủy Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn về thu, nộp đảng phí như sau:
1. Căn cứ Công văn 1266-CV/VPTW/nb ngày 05/3/2012 của Văn phòng Trung ương đảng về hướng dẫn bổ sung Công văn 141-CV/VPTW/nb ngày 17/3/2011 của Văn phòng Trung ương Đảng về thực hiện chế độ đảng phí; theo quy định tại điểm 1, mục I về mức đóng đảng phí của “đảng viên trong các cơ quan hành chính, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đóng đảng phí hằng tháng bằng 1% tiền lương (tiền lương theo ngạch bậc, tiền lương tăng thêm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền), các khoản phụ cấp tính đóng bảo hiểm xã hội; tiền công” thu nhập tính đóng đảng phí của đảng viên bao gồm:
...
Như vậy, theo quy định nêu trên, thu nhập để tính đóng đảng phí là từ nguồn kinh phí thực hiện cơ chế tự chủ (kinh phí thường xuyên trong khoán).
2. Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND ngày 16 tháng 3 năm 2018 của Hội đồng nhân dân thành phố về ban hành quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc khu vực quản lý nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp công lập do thành phố quản lý. Đây là thực hiện theo cơ chế đặc thù của thành phố; theo đó, tại Khoản 1 Điều 5 quy định: “Nguồn kinh phí thực hiện chi trả thu nhập tăng thêm tại đơn vị là nguồn kinh phi thực hiện cải cách tiền lương theo quy định hiện hành...".
Do đó, căn cứ các quy định nêu trên, khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND là thu nhập không thuộc đối tượng phải tính đóng đảng phí.
Như vậy, khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND cho cán bộ, công chức, viên chức tại TPHCM là thu nhập không thuộc đối tượng phải tính đóng đảng phí.
Hướng dẫn thu, nộp đảng phí với khoản thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết 03/2018/NQ-HĐND cho cán bộ, công chức, viên chức tại TPHCM? (Hình từ Internet)
Mức đóng đảng phí đối với đảng viên là học sinh, sinh viên là bao nhiêu?
Căn cứ tại Mục 4.2 Phần I Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 có quy định về mức đóng đảng phí đối với đảng viên là học sinh, sinh viên như sau:
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐÓNG ĐẢNG PHÍ CỦA ĐẢNG VIÊN
...
4- Đảng viên khác ở trong nước:
...
4.2- Đảng viên là học sinh, sinh viên không hưởng lương, phụ cấp, mức đóng đảng phí 3.000 đồng/tháng.
...
Như vậy, mức đóng đảng phí đối với đảng viên là học sinh, sinh viên không hưởng lương, phụ cấp là 3.000 đồng/tháng.
Mức đóng đảng phí đối với Đảng viên lao động tự do ngoài độ tuổi lao động là bao nhiêu?
Căn cứ tại điểm b Mục 4.1 Phần I Công văn 141-CV/VPTW/nb năm 2011 có quy định về mức đóng đảng phí đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động như sau:
ĐỐI TƯỢNG VÀ MỨC ĐÓNG ĐẢNG PHÍ CỦA ĐẢNG VIÊN
...
4- Đảng viên khác ở trong nước:
4.1- Đảng viên thuộc các ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lao động tự do…:
a) Trong độ tuổi lao động:
- Khu vực nội thành thuộc các thành phố trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 10.000 đồng/tháng.
- Khu vực nội thành đô thị loại I, loại II, loại III của các tỉnh trực thuộc Trung ương đóng đảng phí 8.000 đồng/tháng.
- Khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo (địa bàn khu vực III theo quy định của Chính phủ) đóng đảng phí 4.000 đồng/tháng.
- Các khu vực còn lại đóng đảng phí 6.000 đồng/tháng.
b) Đối với đảng viên ngoài độ tuổi lao động (trên 55 tuổi đối với nữ, trên 60 tuổi đối với nam); đảng viên là thương binh, bệnh binh, người mất sức lao động, mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động theo từng khu vực.
Như vậy, Đảng viên lao động tự do ngoài độ tuổi lao động có mức đóng đảng phí bằng 50% đảng viên trong độ tuổi lao động theo từng khu vực.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?