Tăng cường công tác phòng chống dịch COVID19 trong trường học trong thời gian tới?
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch COVID19 trong trường học trong thời gian tới?
Ngày 14/4/2023 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 1687/BGDĐT-GDĐT năm 2023 về tăng cường công tác phòng chống dịch COVID19 trong trường học.
Căn cứ theo Công văn 1687/BGDĐT-GDĐT năm 2023 Bộ GDĐT yêu cầu các sở GDĐT và các cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID19 trong trường học, cụ thể như sau:
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia và Công văn số 2116/BYT-DP ngày 12/04/2023 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19; nhằm tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống và kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát, lây lan trong trường học, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) yêu cầu các Sở GDĐT và các cơ sở giáo dục tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể như sau:
1. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GDĐT trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác. Chủ động xây dựng phương án phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó linh hoạt, hiệu quả đối với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.
2. Tăng cường truyền thông phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng. Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo các thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch như vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp học, đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ sắp tới.
3. Tiếp tục tuyên truyền, vận động, rà soát, lập danh sách và phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương để thực hiện việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho trẻ em, học sinh, sinh viên nhằm đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID19, cơ quan y tế tại địa phương trong công tác phòng chông dịch; phối hợp theo dõi và quản lý sức khỏe của các thành viên trong nhà trường để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, kịp thời ngăn chặn, không để dịch lây lan trong trường học.
Theo đó, nội dung Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tăng cường công tác phòng chống dịch COVID19 trong trường học như sau:
- Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Y tế và Bộ GDĐT trong công tác phòng chống dịch COVID-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm khác.
- Chủ động xây dựng phương án phòng ngừa và sẵn sàng ứng phó linh hoạt, hiệu quả đối với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh.
- Tăng cường truyền thông phòng ngừa dịch bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của trẻ em, học sinh, sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
- Thường xuyên cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh và khuyến cáo các thành viên trong nhà trường thực hiện nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch như:
+ Vệ sinh cá nhân
+ Vệ sinh trường lớp học
+ Đeo khẩu trang trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung đông người, đặc biệt vào dịp nghỉ lễ sắp tới.
- Tiếp tục tuyên truyền, vận động, rà soát, lập danh sách và phối hợp với cơ quan y tế tại địa phương để thực hiện việc tiêm vắc-xin phòng COVID-19 nhằm đạt mục tiêu đề ra của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Chủ động phối hợp chặt chẽ với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID19, cơ quan y tế tại địa phương trong công tác phòng chông dịch;
- Phối hợp theo dõi và quản lý sức khỏe của các thành viên trong nhà trường để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, kịp thời ngăn chặn, không để dịch lây lan trong trường học.
- Bộ GDĐT đề nghị các Sở GDĐT, các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng sư phạm khẩn trương chỉ đạo, tổ chức thực hiện và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo khi có tình huống dịch bệnh phức tạp xảy ra theo quy định.
Tăng cường công tác phòng chống dịch COVID19 trong trường học trong thời gian tới? (Hình từ Internet)
Cấp độ dịch được phân loại thành bao nhiêu cấp?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục III Quy định tạm thời Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 ban hành kèm theo Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 có quy định về phân loại cấp độ dịch như sau:
PHÂN LOẠI ĐÁNH GIÁ, XÁC ĐỊNH CẤP ĐỘ DỊCH
1. Phân loại cấp độ dịch
- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
...
Như vậy, cấp độ dịch được phân loại thành 4 cấp, cụ thể như sau:
- Cấp 1: Nguy cơ thấp (bình thường mới) tương ứng với màu xanh.
- Cấp 2: Nguy cơ trung bình tương ứng với màu vàng.
- Cấp 3: Nguy cơ cao tương ứng với màu cam.
- Cấp 4: Nguy cơ rất cao tương ứng với màu đỏ.
Các biện pháp áp dụng theo cấp độ dịch đối với hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục IV Quy định tạm thời ban hành kèm theo Nghị quyết 128/NQ-CP năm 2021 có quy định về biện pháp áp dụng theo cấp độ dịch đối với hoạt động giáo dục, đào tạo trực tiếp như sau:
Các biện pháp y tế thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế ở tất cả các cấp độ, bao gồm:
- Cách ly y tế
- Xét nghiệm
- Thu dung
- Điều trị
- Tiêm chủng
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?