Vụ Chính sách Dân tộc trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của Vụ Chính sách Dân tộc được quy định như thế nào?
Vụ Chính sách Dân tộc trực thuộc cơ quan nào?
Điều 1 Quyết định 230/QĐ-UBDT năm 2017 quy định về vị trí và chức năng của Vụ Chính sách Dân tộc như sau:
Vị trí, chức năng
Vụ Chính sách Dân tộc là tổ chức thuộc Ủy ban Dân tộc, có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) thực hiện quản lý nhà nước về một số chính sách dân tộc trong phạm vi cả nước.
Theo quy định nêu trên, Vụ Chính sách Dân tộc là tổ chức thuộc Ủy ban Dân tộc
Vụ Chính sách Dân tộc có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (sau đây gọi tắt là Bộ trưởng, Chủ nhiệm) thực hiện quản lý nhà nước về một số chính sách dân tộc trong phạm vi cả nước.
Vụ Chính sách Dân tộc trực thuộc cơ quan nào? Nhiệm vụ của Vụ Chính sách Dân tộc được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Vụ Chính sách Dân tộc được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 2 Quyết định 230/QĐ-UBDT năm 2017, các nhiệm vụ của Vụ Chính sách Dân tộc gồm:
- Chủ trì, xây dựng một số văn bản quy phạm pháp luật trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành.
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan xây dựng một số chính sách dân tộc, chương trình, dự án, đề án phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã biên giới, xã an toàn khu;
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan xây dựng các chính sách đầu tư, hỗ trợ ổn định cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số; các chính sách, dự án hỗ trợ người dân ở các địa bàn đặc biệt khó khăn; chính sách phát triển nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi và các chính sách khác theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
- Chủ trì, phối hợp với các Vụ, đơn vị liên quan tham mưu giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm:
+ Hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai thực hiện và trực tiếp quản lý một số chính sách, chương trình, dự án trên địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi;
+ Rà soát, kiểm tra, đánh giá, tổ chức sơ kết, tổng kết một số chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc quản lý; đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổng hợp, báo cáo và hệ thống hóa các chính sách dân tộc;
+ Xác định tiêu chí và phân định thôn đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trình cấp có thẩm quyền ban hành danh mục các thôn đặc biệt, khó khăn, xã thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi, danh mục các xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc vùng khó khăn;
+ Rà soát, theo dõi, kiểm tra việc ban hành và thực hiện chính sách dân tộc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và ở các địa phương; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chính sách dân tộc cho phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu, nhiệm vụ công tác dân tộc của Đảng, Nhà nước;
+ Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các chương trình, dự án, đề án, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
+ Chuẩn bị nội dung để Bộ trưởng, Chủ nhiệm trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Quốc hội về công tác dân tộc, chính sách dân tộc;
+ Thường trực một số chương trình phối hợp công tác của Ủy ban Dân tộc với một số cơ quan theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm.
- Phối hợp, tham gia với các Vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc:
+ Tham gia ý kiến về nội dung chính sách do các Vụ, đơn vị nghiên cứu, xây dựng trước khi trình Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc;
+ Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, chương trình hành động thuộc lĩnh vực công tác dân tộc;
+ Phối hợp thực hiện hợp tác Quốc tế trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước về chính sách dân tộc; phối hợp với các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế trong việc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm về công tác dân tộc, thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
+ Quản lý hoặc tham gia thực hiện một số chương trình, dự án do nước ngoài, tổ chức Quốc tế tài trợ theo phân công của Bộ trưởng, Chủ nhiệm;
+ Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ và dự toán ngân sách hàng năm.
- Quản lý, phân công, nhận xét, đánh giá, theo dõi việc chấp hành nội quy và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức thuộc Vụ; phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức thuộc biên chế của Vụ trình Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định; quản lý tài sản được Ủy ban Dân tộc giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng, Chủ nhiệm giao.
Vụ Chính sách Dân tộc có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 230/QĐ-UBDT năm 2017, Vụ Chính sách Dân tộc có cơ cấu tổ chức gồm:
Lãnh đạo Vụ Chính sách Dân tộc:
+ Lãnh đạo Vụ có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật;
+ Vụ trưởng điều hành hoạt động của Vụ, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm và trước pháp luật về hoạt động của Vụ; quy định chức năng, nhiệm vụ Phòng chuyên môn thuộc Vụ; xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc của Vụ; bố trí công chức phù hợp với nhiệm vụ được giao và đề án vị trí việc làm đã được phê duyệt;
+ Phó Vụ trưởng giúp Vụ trưởng theo dõi, chỉ đạo một số mặt công tác theo phân công của Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Các phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Vụ Chính sách Dân tộc:
+ Phòng Chính sách Kinh tế-Tổng hợp.
+ Phòng Chính sách Xã hội.
Phòng có Trưởng phòng và các Phó Trưởng phòng do Bộ trưởng, Chủ nhiệm bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định.
-Công chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn do Vụ trưởng phân công và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng, trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?