Để trở thành Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Để trở thành Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì?
Khoản 1 Điều 8 Điều lệ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 49/2004/QĐ-BNV quy định về điều kiện để cá nhân trở thành Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam như sau:
Hội viên chính thức
1. Hội viên cá nhân: là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán tán thành Điều lệ Hội, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, nhiệt tình hoạt động Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, có thể trở thành Hội viên chính thức nếu có một trong ba điều kiện dưới đây:
a) Người đang làm kế toán, kiểm toán có trình độ đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc tương đương, có 5 năm công tác thực tế và có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính.
b) Giảng viên, cán bộ nghiên cứu, quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán có trình độ đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc tương đương, có 5 năm công tác thực tế.
c) Người có chứng chỉ kiểm toán viên (CA) hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) của tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên, để trở thành Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam, cá nhân cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán tán thành Điều lệ Hội, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, yêu nghề, nhiệt tình hoạt động Hội, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
- Cá nhân có một trong ba điều kiện dưới đây:
+ Người đang làm kế toán, kiểm toán có trình độ đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc tương đương, có 5 năm công tác thực tế và có chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng theo quy định của Bộ Tài chính.
+ Giảng viên, cán bộ nghiên cứu, quản lý tài chính, kế toán, kiểm toán có trình độ đại học chuyên ngành tài chính, kế toán, kiểm toán hoặc tương đương, có 5 năm công tác thực tế.
+ Người có chứng chỉ kiểm toán viên (CA) hoặc chứng chỉ hành nghề kế toán (CPA) của tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Để trở thành Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam, cá nhân cần đáp ứng những điều kiện gì? (Hình từ Internet)
Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam có những nghĩa vụ gì?
Điều 13 Điều lệ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 49/2004/QĐ-BNV quy định về nhiệm vụ của Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam như sau:
Nhiệm vụ của Hội viên
1. Chấp hành Điều lệ Hội, thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Hội, tích cực hoạt động cho Hội.
2. Chấp hành mọi quy định của Nhà nước và của Hội về tài chính, kế toán và kiểm toán.
3. Tuyên truyền phát triển Hội viên mới, phát triển các tổ chức thành viên mới của Hội.
4. Tham gia sinh hoạt và đóng Hội phí đầy đủ.
5. Không ngừng nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, tài chính và trình độ quản lý.
6. Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
7. Bảo vệ danh dự và lợi ích hợp pháp của Hội, vận động mọi người hưởng ứng các hoạt động của Hội.
Theo quy định nêu trên, Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam có các nghĩa vụ như sau:
- Chấp hành Điều lệ Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam kế toán và Kiểm toán Việt Nam, thực hiện các chỉ thị, Nghị quyết của Hội, tích cực hoạt động cho Hội.
- Chấp hành mọi quy định của Nhà nước và của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam về tài chính, kế toán và kiểm toán.
- Tuyên truyền phát triển Hội viên mới, phát triển các tổ chức thành viên mới của Hội.
- Tham gia sinh hoạt và đóng Hội phí đầy đủ.
- Không ngừng nâng cao trình độ, khả năng về mọi mặt, đặc biệt là trình độ nghiệp vụ kế toán, kiểm toán, tài chính và trình độ quản lý.
- Giữ gìn và đề cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp.
- Bảo vệ danh dự và lợi ích hợp pháp của Hội, vận động mọi người hưởng ứng các hoạt động của Hội.
Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam có những quyền gì?
Quyền của Hội viên chính thức của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 14 Điều lệ của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 49/2004/QĐ-BNV, gồm:
- Được Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam giúp đỡ, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tài chính, kế toán, kiểm toán; được tạo điều kiện để phát huy khả năng về mọi mặt có liên quan đến nghề nghiệp.
- Được Hội bảo trợ, tạo điều kiện để thực hiện các sáng kiến, phát minh hoặc công trình nghiên cứu của mình theo khả năng của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
- Được Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam bảo vệ quyền lợi hợp pháp trong hoạt động nghề nghiệp trong phạm vi quyền hạn của Hội.
- Được kiến nghị với Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam để đề nghị với cơ quan chức năng nhà nước những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, chế độ tài chính, kế toán, kiểm toán.
- Được tham gia thảo luận, biểu quyết mọi công việc của Hội; được ứng cử, đề cử và bầu cử vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
- Được làm đơn xin ra khỏi Hội kế toán và Kiểm toán Việt Nam.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?