Viện Nghiên cứu lập pháp có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Viện Nghiên cứu lập pháp có chức năng là gì?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về vị trí, chức năng của Viện Nghiên cứu lập pháp như sau:
Vị trí, chức năng của Viện Nghiên cứu lập pháp
Viện Nghiên cứu lập pháp là cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội có chức năng nghiên cứu khoa học lập pháp, tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội; giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Như vậy, Viện Nghiên cứu lập pháp có chức năng sau:
- Nghiên cứu khoa học lập pháp
- Tổ chức thông tin khoa học lập pháp để tham mưu chính sách, tư vấn, hỗ trợ, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội
- Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội.
Viện Nghiên cứu lập pháp có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào? (Hình từ Internet)
Viện Nghiên cứu lập pháp có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ tại Điều 2 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện Nghiên cứu lập pháp như sau:
- Nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu để tham mưu, phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội trong việc:
+ Đổi mới cơ cấu tổ chức
+ Phương thức hoạt động của Quốc hội
+ Bộ máy tham mưu, giúp việc của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội thực hiện nghiên cứu, tổ chức nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn những vấn đề liên quan đến việc:
+ Quốc hội thực hiện quyền lập hiến
+ Quyền lập pháp
+ Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
- Tư vấn, hỗ trợ đại biểu Quốc hội trong việc thực hiện:
+ Quyền trình kiến nghị về luật, pháp lệnh
+ Đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;
+ Hỗ trợ trong quá trình soạn thảo dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do đại biểu Quốc hội trình trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
+ Tham gia, phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội và cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong quy trình lập pháp.
- Chủ động hoặc theo yêu cầu của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội tổ chức cung cấp thông tin khoa học, kết quả nghiên cứu khoa học lập pháp
- Xuất bản Tạp chí Nghiên cứu lập pháp và Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử để đăng tải, cung cấp, trao đổi thông tin khoa học lập pháp và tuyên truyền, phổ biến thông tin khoa học lập pháp, thực tiễn lập pháp và văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành;
- Biên soạn các ấn phẩm, công trình nghiên cứu khoa học, tài liệu nghiên cứu.
- Giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ trong các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Văn phòng Quốc hội theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ;
- Thực hiện nhiệm vụ cơ quan thường trực Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
- Thực hiện hoạt động hợp tác triển khai nghiên cứu, thông tin khoa học lập pháp với các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, thông tin ở trong nước và nước ngoài;
- Tiếp nhận, quản lý, khai thác, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học lập pháp, tài liệu, sản phẩm chứa đựng thông tin khoa học lập pháp từ các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để cung cấp phục vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu Quốc hội.
- Thu hút chuyên gia và cộng tác viên tham gia hoạt động nghiên cứu và tổ chức cung cấp thông tin khoa học lập pháp.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo phục vụ các dự án luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc do Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, lãnh đạo Quốc hội giao.
Kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Nghị quyết 05/2021/UBTVQH15 có quy định về kinh phí của Viện Nghiên cứu lập pháp như sau:
Kinh phí và điều kiện bảo đảm
..
2. Kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, nhiệm vụ đột xuất thì giao thêm kinh phí. Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Văn phòng Quốc hội thực hiện vai trò cơ quan quản lý tài chính cấp trên đối với Viện Nghiên cứu lập pháp.
...
Như vậy, kinh phí hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, nhiệm vụ đột xuất thì giao thêm kinh phí.
Cơ sở vật chất và các điều kiện hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp do Văn phòng Quốc hội bảo đảm.
Văn phòng Quốc hội thực hiện vai trò cơ quan quản lý tài chính cấp trên đối với Viện Nghiên cứu lập pháp.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?