Chủ thể dữ liệụ cá nhân rút lại sự đồng ý có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước đó không?
- Chủ thể dữ liệụ cá nhân rút lại sự đồng ý có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước đó không?
- Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân thực hiện những hoạt động gì khi nhận được yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu?
- Chủ thể dữ liệu có được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình khi thực hiện rút lại sự đồng ý không?
Chủ thể dữ liệụ cá nhân rút lại sự đồng ý có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước đó không?
Khoản 1 Điều 12 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về hệ quả của việc rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệụ trong bảo vệ dữ liệu cá nhân như sau:
Rút lại sự đồng ý
1. Việc rút lại sự đồng ý không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.
2. Việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
3. Khi nhận yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho chủ thể dữ liệu về hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi rút lại sự đồng ý.
4. Sau khi thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba phải ngừng và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngừng xử lý dữ liệu của chủ thể dữ liệu đã rút lại sự đồng ý
Theo quy định nêu trên, việc rút lại sự đồng ý không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.
Chủ thể dữ liệụ cá nhân rút lại sự đồng ý có ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước đó không? (Hình từ Internet)
Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân thực hiện những hoạt động gì khi nhận được yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu?
Khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định về các hoạt động của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân khi nhận được yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu như sau:
Rút lại sự đồng ý
1. Việc rút lại sự đồng ý không ảnh hưởng đến tính hợp pháp của việc xử lý dữ liệu đã được đồng ý trước khi rút lại sự đồng ý.
2. Việc rút lại sự đồng ý phải được thể hiện ở một định dạng có thể được in, sao chép bằng văn bản, bao gồm cả dưới dạng điện tử hoặc định dạng kiểm chứng được.
3. Khi nhận yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân thông báo cho chủ thể dữ liệu về hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi rút lại sự đồng ý.
4. Sau khi thực hiện quy định tại khoản 2 Điều này, Bên Kiểm soát dữ liệu, Bên Xử lý dữ liệu, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu, Bên thứ ba phải ngừng và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngừng xử lý dữ liệu của chủ thể dữ liệu đã rút lại sự đồng ý
Theo quy định nêu trên, khi nhận được yêu cầu rút lại sự đồng ý của chủ thể dữ liệu, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân thực hiện:
+ Thông báo cho chủ thể dữ liệu về hậu quả, thiệt hại có thể xảy ra khi rút lại sự đồng ý
+ Sau khi chuyển yêu cầu rút lại sự đồng ý ở dạng phù hợp, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân ngừng và yêu cầu các tổ chức, cá nhân có liên quan ngừng xử lý dữ liệu của chủ thể dữ liệu đã rút lại sự đồng ý.
Chủ thể dữ liệu có được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình khi thực hiện rút lại sự đồng ý không?
Điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 16 Nghị định 13/2023/NĐ-CP quy định các trường hợp chủ thể dữ có được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình như sau:
Lưu trữ, xóa, hủy dữ liệu cá nhân
1. Chủ thể dữ liệu được yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình trong các trường hợp sau:
a) Nhận thấy không còn cần thiết cho mục đích thu thập đã đồng ý và chấp nhận các thiệt hại có thể xảy ra khi yêu cầu xóa dữ liệu;
b) Rút lại sự đồng ý;
c) Phản đối việc xử lý dữ liệu và Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân không có lý do chính đáng để tiếp tục xử lý;
d) Dữ liệu cá nhân được xử lý không đúng với mục đích đã đồng ý hoặc việc xử lý dữ liệu cá nhân là vi phạm quy định của pháp luật;
đ) Dữ liệu cá nhân phải xóa theo quy định của pháp luật.
2. Việc xóa dữ liệu sẽ không áp dụng khi có đề nghị của chủ thể dữ liệu trong các trường hợp:
a) Pháp luật quy định không cho phép xóa dữ liệu;
b) Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
c) Dữ liệu cá nhân đã được công khai theo quy định của pháp luật;
d) Dữ liệu cá nhân được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê theo quy định của pháp luật;
đ) Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
e) Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.
...
Theo quy định nêu trên, chủ thể dữ liệu được quyền yêu cầu Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân xóa dữ liệu cá nhân của mình khi thực hiện rút lại sự đồng ý nếu không thuộc các trường hợp sau:
- Pháp luật quy định không cho phép xóa dữ liệu;
- Dữ liệu cá nhân được xử lý bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền với mục đích phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo quy định của pháp luật;
- Dữ liệu cá nhân đã được công khai theo quy định của pháp luật;
- Dữ liệu cá nhân được xử lý nhằm phục vụ yêu cầu pháp lý, nghiên cứu khoa học, thống kê theo quy định của pháp luật;
- Trong trường hợp tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, thảm họa lớn, dịch bệnh nguy hiểm; khi có nguy cơ đe dọa an ninh, quốc phòng nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp; phòng, chống bạo loạn, khủng bố, phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Ứng phó với tình huống khẩn cấp đe dọa đến tính mạng, sức khỏe hoặc sự an toàn của chủ thể dữ liệu hoặc cá nhân khác.
*Lưu ý: Nghị định 13/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2023
Trân trọng!










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách mã đơn vị hành chính xã phường mới TP Huế sau sáp nhập tỉnh chi tiết ra sao?
- Danh sách mã đơn vị hành chính xã phường đặc khu mới tỉnh An Giang sau sáp nhập tỉnh chi tiết ra sao?
- Nước ngọt có ga có được giảm thuế GTGT theo Nghị định 174 không?
- Danh sách Số điện thoại đầu mối các đơn vị thuộc BTC tiếp nhận giải đáp vấn đề phát sinh khi sắp xếp bộ máy ra sao?
- Học phí Trường Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2025 2026 dự kiến là bao nhiêu?
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm những công việc gì?
- Không thông báo tìm kiếm việc làm trong bao nhiêu tháng thì bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Luật Việc làm 2025?
- TOÀN VĂN Công văn 163 CV VPTU 2025 Hướng dẫn bổ nhiệm phụ trách kế toán của Văn Phòng Đảng ủy cấp cấp xã và thực hiện chế độ kế toán ra sao?
- Danh sách mã đơn vị hành chính xã phường mới tỉnh Phú Thọ sau sáp nhập tỉnh chi tiết ra sao?
- TOÀN VĂN Công điện 117 CĐ TTg ngày 20/7/2025 khẩn trương triển khai ứng phó khẩn cấp với bão số 3 ra sao?
- TOÀN VĂN Quyết định 2288 QĐ BTC 2025 sửa đổi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thống kê ra sao?
- Hồ sơ ký hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế từ 15/08/2025 gồm những gì?
- Học phí Trường Đại học Tài chính - Marketing năm 2025 2026 là bao nhiêu?
- Toàn văn Công điện 113 CĐ TTg 2025 về thực hiện các giải pháp phát triển hiệu quả vận tải đường thủy thế nào?
- TOÀN VĂN Công văn 301 CV ĐU 2025 triển khai Kết luận 177 KL TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ra sao?
- File excel Danh sách xã phường tỉnh Hưng Yên sau sáp nhập chi tiết ra sao?
- Mẫu đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh 2025 là mẫu nào?
- Quy định về việc đánh giá đối với nhà giáo từ 1/1/2026 ra sao?
- File excel Danh sách xã phường tỉnh Đồng Tháp sáp nhập chi tiết ra sao?
- Phương châm 4 tại chỗ 3 sẵn sàng phòng chống thiên tai là gì?