Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông bao gồm những gì?
- Như thế nào là trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích?
- Nội dung xây dựng trường hợp an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông bao gồm những gì?
- Để trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích thì cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Như thế nào là trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích?
Căn cứ tại Tiểu mục 2 Mục I Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007 có quy định về trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích như sau:
Giải thích thuật ngữ:
- Trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của tất cả học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương.
...
Như vậy, trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho học sinh được phòng, chống và giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ học sinh của trường được sống và học tập trong một môi trường an toàn.
Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của:
- Tất cả học sinh
- Giáo viên
- Cán bộ quản lý giáo dục
- Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương.
Nội dung xây dựng trường hợp an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông bao gồm những gì?
Căn cứ tại Mục III Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007 có quy định về nội dung xây dựng trường hợp an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông như sau:
- Thành lập Ban chỉ đạo công tác y tế trường học:
+ Trưởng ban chỉ đạo là Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng,
+ Phó ban thường trực là cán bộ y tế trường học
+ Các thành viên gồm một số giáo viên chủ nhiệm, cán bộ chữ thập đỏ.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích của nhà trường.
- Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích như tuyên truyền, giáo dục, can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích
- Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia thực hiện các hoạt động cụ thể sau:
+ Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích bằng những hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu, tổ chức các hoạt động ngoại khóa…
+ Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong trường học.
+ Cải tạo môi trường học tập và sinh hoạt toàn phòng, chống tai nạn, thương tích.
+ Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp:
Tai nạn giao thông
Ngã
Đuối nước
Bỏng, điện giật, cháy nổ
Ngộ độc
Vật sắc nhọn đâm, cắt
Đánh nhau, bạo lực
+ Huy động sự tham gia của các thành viên trong nhà trường, phụ huynh học sinh và cộng đồng phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng chống tai nạn, thương tích tại trường học.
+ Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục về các nội dung phòng chống tai nạn thương tích.
+ Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định.
+ Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn, thương tích ở trường học; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn (nếu có) và phương án dự phòng xử lý tai nạn, thương tích.
- Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
- Thực hiện đánh giá quá trình triển khai và kết quả các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích vào cuối năm học.
Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Để trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích thì cần đáp ứng những yêu cầu nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 3 Mục II Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007 có quy định về tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích như sau:
TIÊU CHUẨN TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH
...
3. Trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích khi:
- 80% nội dung bảng đánh giá trường học an toàn (tại phụ lục 1 và 2 kèm theo văn bản này) được đánh giá là đạt.
- Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
Như vậy, trường học được công nhận đạt tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích thì cần đáp ứng những yêu cầu nào sau:
- 80% nội dung bảng đánh giá trường học an toàn được đánh giá là đạt.
+ Bảng đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương thích trường tiểu học quy định tại Phụ lục I Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007.
Tải Phụ lục tại đây.
+ Bảng đánh giá trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương thích trường trung học cơ sở quy định tại Phụ lục II Quy định ban hành kèm theo Quyết định 4458/QĐ-BGDĐT năm 2007.
Tải Phụ lục tại đây.
- Không có học sinh bị tử vong hay bị thương tích nặng phải nằm viện do tai nạn, thương tích xảy ra trong trường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?