Từ 30/05/2023, để được xét thăng hạng chức danh giáo viên mầm non hạng II chỉ cần 03 năm giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III?
Để được xét thăng hạng lên chức danh giáo viên mầm non hạng II, cần tối thiểu bao nhiêu năm giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III?
Theo quy định hiện hành tại điểm e khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về số thời gian tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III để được xét thăng hạng lên giáo viên mầm non hạng II như sau:
Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
...
đ) Được công nhận là chiến sĩ thi đua cơ sở hoặc giáo viên dạy giỏi cấp trường trở lên;
e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Tuy nhiên, mới đây điểm e khoản 4 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT đã được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT như sau:
Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
...
4. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
...
e) Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II (mã số V.07.02.25) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III (mã số V.07.02.26) hoặc tương đương từ đủ 03 (ba) năm trở lên (không kể thời gian tập sự) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Theo quy định nêu trên, từ 30/05/2023, để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II, viên chức chỉ cần có từ đủ 03 năm trở lên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng III.
Từ 30/05/2023, để được xét thăng hạng chức danh giáo viên mầm non hạng II chỉ cần 03 năm giữ chức danh giáo viên mầm non hạng III? (Hình từ Internet)
Giáo viên mầm non hạng II thực hiện những nhiệm vụ gì?
Khoản 1 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng II như sau:
Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
1. Nhiệm vụ
Ngoài những nhiệm vụ của giáo viên mầm non hạng III, giáo viên mầm non hạng II phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
b) Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;
c) Tham gia ban giám khảo các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên;
d) Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
...
Theo quy định nêu trên, giáo viên mầm non hạng II thực hiện những nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em theo kế hoạch giáo dục của nhà trường và tổ chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em ở nhóm, lớp được phân công phụ trách theo Chương trình giáo dục mầm non; thực hiện công tác giáo dục hòa nhập và quyền trẻ em;
- Trau dồi đạo đức nghề nghiệp; gương mẫu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của trẻ em; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của trẻ em;
- Rèn luyện sức khỏe; hoàn thành các khóa học, các chương trình bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tham gia các hoạt động chuyên môn; bảo quản và sử dụng thiết bị giáo dục được giao;
- Phối hợp với cha mẹ hoặc người giám hộ trẻ em và cộng đồng trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Thực hiện nghĩa vụ của công dân, các quy định của pháp luật, ngành Giáo dục, nhà trường và địa phương;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do hiệu trưởng phân công.
- Làm báo cáo viên hoặc dạy minh họa tại các lớp bồi dưỡng giáo viên mầm non cấp trường trở lên; hướng dẫn đồng nghiệp thực hiện chương trình và các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
- Đề xuất các nội dung bồi dưỡng và sinh hoạt chuyên đề ở tổ (khối) chuyên môn;
- Tham gia ban giám khảo các hội thi cấp học mầm non từ cấp trường trở lên;
- Tham gia các hoạt động chuyên môn khác như hội đồng tự đánh giá hoặc đoàn đánh giá ngoài; kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cấp trường trở lên; tham gia hướng dẫn, đánh giá thực tập sư phạm của sinh viên (nếu có).
Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non hạng II như thế nào?
Khoản 3 Điều 4 Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT quy định về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với giáo viên mầm non hạng II như sau:
Giáo viên mầm non hạng II - Mã số V.07.02.25
...
3. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
...
Theo đó, giáo viên mầm non hạng II cần đáp ứng các tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như sau:
- Có bằng cử nhân giáo dục mầm non trở lên; hoặc có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non và có bằng cử nhân quản lý giáo dục trở lên;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non hạng II.
*Lưu ý: Thông tư 08/2023/TT-BGDĐT có hiệu lực từ 30/05/2023
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giáo viên trường mầm non có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?