Đại hội đại biểu toàn quốc có phải cơ quan trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam không? Đại hội đại biểu toàn quốc thực hiện nhiệm vụ gì?
Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam?
Điểm a khoản 1 Điều 11 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023, Hội Nhà báo Việt Nam quy định về cơ cấu tổ chức của Hội Nhà báo Việt Nam như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Tổ chức Hội Nhà báo Việt Nam gồm:
a) Đại hội đại biểu toàn quốc;
b) Ban Chấp hành;
c) Ban Thường vụ;
d) Ban Kiểm tra;
đ) Các đơn vị, ban chuyên môn của Hội;
e) Các cơ quan báo chí, các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội.
2. Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được thành lập theo quy định pháp luật; Liên chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam.
3. Chi hội là tổ chức cơ sở của Hội, bao gồm Chi hội trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, Chi hội trực thuộc Liên chi hội và Hội Nhà báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo quy định nêu trên, Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Đại hội đại biểu toàn quốc có phải cơ quan trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam không? (Hình từ Internet)
Đại hội đại biểu toàn quốc thực hiện nhiệm vụ gì trong Hội Nhà báo Việt Nam?
Khoản 3 và khoản 4 Điều 14 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023, Hội Nhà báo Việt Nam quy định về nhiệm vụ của Đại hội đại biểu toàn quốc như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội.
2. Nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc là 05 năm. Khi cần thiết có thể triệu tập Đại hội bất thường thì phải có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu hoặc có quá nửa số hội viên chính thức kiến nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ: thảo luận, thông qua các báo cáo, nghị quyết của Đại hội; Quyết định việc sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội (nếu có); bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các nội dung khác theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội.
4. Nhiệm vụ của Đại hội bất thường do Ban Chấp hành Hội quy định.
5. Đại hội được tổ chức hợp lệ khi có trên 2/3 số đại biểu được triệu tập có mặt. Các quyết định, nghị quyết Đại hội được thông qua khi có quá nửa số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
6. Đại hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc bằng thẻ hội viên. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
Việc bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, lấy phiếu về ứng viên để đưa vào danh sách bầu cử thì Đại hội thực hiện biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Theo quy định nêu trên, trong Hội Nhà báo Việt Nam, Đại hội đại biểu toàn quốc thực hiện nhiệm vụ:
- Thảo luận, thông qua các báo cáo, nghị quyết của Đại hội; Quyết định việc sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội (nếu có);
- Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các nội dung khác theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam.
- Nhiệm vụ của Đại hội bất thường do Ban Chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam quy định.
Nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu toàn quốc kéo dài bao lâu?
Khoản 2 Điều 14 Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 375/QĐ-TTg năm 2023, Hội Nhà báo Việt Nam quy định về nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu toàn quốc như sau:
Đại hội đại biểu toàn quốc
1. Đại hội đại biểu toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội.
2. Nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc là 05 năm. Khi cần thiết có thể triệu tập Đại hội bất thường thì phải có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu hoặc có quá nửa số hội viên chính thức kiến nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc có nhiệm vụ: thảo luận, thông qua các báo cáo, nghị quyết của Đại hội; Quyết định việc sửa đổi, bổ sung và thông qua Điều lệ Hội (nếu có); bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra và các nội dung khác theo quy định pháp luật và Điều lệ Hội.
4. Nhiệm vụ của Đại hội bất thường do Ban Chấp hành Hội quy định.
5. Đại hội được tổ chức hợp lệ khi có trên 2/3 số đại biểu được triệu tập có mặt. Các quyết định, nghị quyết Đại hội được thông qua khi có quá nửa số đại biểu có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
6. Đại hội biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc bằng thẻ hội viên. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định.
Việc bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra, lấy phiếu về ứng viên để đưa vào danh sách bầu cử thì Đại hội thực hiện biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín.
Theo đó, mỗi nhiệm kỳ của Đại hội đại biểu toàn quốc kéo dài 05 năm.
Đại hội bất thường được triệu tập phải có ít nhất 2/3 tổng số Ủy viên Ban Chấp hành yêu cầu hoặc có quá nửa số hội viên chính thức kiến nghị và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập công lập bao gồm gì?
- Người giữ chức vụ chỉ huy ban chỉ huy quân sự cấp xã bị đình chỉ công tác có được tính hưởng phụ cấp thâm niên không?
- Cá nhân là thành viên hợp tác xã được phân phối lợi nhuận thì tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
- Hồ sơ cho phép trường mầm non hoạt động giáo dục bao gồm gì?
- Tài sản bị cưỡng chế khi thu hồi đất mà chủ tài sản không đến nhận thì xử lý như thế nào?