Cục Bản quyền tác giả thực hiện những chức năng gì? Cục Bản quyền tác giả có những nhiệm vụ gì?
Cục Bản quyền tác giả thực hiện những chức năng gì?
Điều 1 Quyết định 912/QÐ-BVHTTDL năm 2023 quy định về vị trí và chức năng của Cục Bản quyền tác giả như sau:
Vị trí và chức năng
Cục Bản quyền tác giả là tổ chức hành chính thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trên phạm vi cả nước; quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Theo quy định nêu trên, Cục Bản quyền tác giả thực hiện các chức năng sau:
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trên phạm vi cả nước;
- Quản lý các dịch vụ công về lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
Cục Bản quyền tác giả thực hiện những chức năng gì? Cục Bản quyền tác giả có những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Cục Bản quyền tác giả có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định tại Điều 2 Quyết định 912/QÐ-BVHTTDL năm 2023, các nhiệm vụ của Cục Bản quyền tác giả gồm:
-Trình Bộ trưởng:
+ Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, phân cấp quản lý nhà nước, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa;
+ Dự thảo phương án, tham gia đàm phán, đề xuất ký kết, gia nhập, bảo lưu, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, chấm dứt hiệu lực các Điều ước quốc tế, cam kết quốc tế, chương trình hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Hướng dẫn, triển khai thực hiện việc cung cấp, hợp tác, đặt hàng, sử dụng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.
- Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển các ngành công nghiệp văn hóa thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, nhà nước và xã hội về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Quản lý, khai thác quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, quyền liên quan đối với các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng mà Nhà nước là đại diện chủ sở hữu hoặc Nhà nước đại diện quản lý; nhận chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan của các tổ chức, cá nhân cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức bồi dưỡng, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa cho các ngành, địa phương, đơn vị và tổ chức xã hội theo quy định của pháp luật.
- Quản lý hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan và tổ chức tư vấn, dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
- Quản lý và tổ chức thực hiện hoạt động giám định về quyền tác giả, quyền liên quan; cấp, cấp lại, thu hồi thẻ giám định viên, giấy chứng nhận tổ chức giám định theo quy định của pháp luật.
- Cấp, cấp lại, cấp đổi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan. Lập và quản lý sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan; chứng thực bản quyền.
- Phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, cơ chế, chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
- Tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông, thống kê, xuất bản về quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan trong việc kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
- Đề xuất khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển các ngành công nghiệp văn hóa theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa theo quyết định của Bộ trưởng.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện chấp thuận việc dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại Phụ lục Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật.
- Hướng dẫn và tổ chức thực hiện việc khai thác, sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng phê duyệt, điều chỉnh biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền do các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan xây dựng.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tổng hợp thông tin chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế chung về sở hữu trí tuệ và các công việc chung khác có liên quan.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chủ trương, chính sách pháp luật chung về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa, tổng hợp thông tin chung về công nghiệp văn hóa, thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế chung về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
- Tham mưu, giúp Bộ trưởng hướng dẫn thực hiện Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa.
- Thực hiện các nội dung cải cách hành chính, chuyển đổi số theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
- Quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức và người lao động; thực hiện chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
- Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Bộ trưởng giao và theo quy định của pháp luật.
Cục Bản quyền tác giả có cơ cấu tổ chức như thế nào?
Điều 3 Quyết định 912/QÐ-BVHTTDL năm 2023 quy định về cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
a) Văn phòng Cục;
b) Phòng Quản lý và Hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan;
c) Phòng Quản lý Công nghiệp văn hóa;
d) Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
3. Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
Trung tâm giám định, thông tin và chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
Cục trưởng Cục Bản quyền tác giả chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao; có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; sắp xếp, bố trí công chức, viên chức và người lao động theo cơ cấu chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ cho các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Cục Bản quyền tác giả được quy định gồm:
- Cục trưởng và các Phó Cục trưởng.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ:
+ Văn phòng Cục;
+ Phòng Quản lý và Hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan;
+ Phòng Quản lý Công nghiệp văn hóa;
+ Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc:
Trung tâm giám định, thông tin và chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?
- Tổng hợp Nghị định hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
- Phụ cấp xét xử đối với Hội thẩm là 900 nghìn đồng/người/ngày từ ngày 01/7/2025?