Thực phẩm không đảm bảo an toàn phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là gì?

Tôi muốn kinh doanh thực phẩm tươi sống, vậy cho hỏi điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm với cơ sở kinh doanh là gì? Trường hợp nào thì thực phẩm bị thu hồi? Chị Oanh - Vũng Tàu

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là gì?

Căn cứ tại Điều 24 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống như sau:

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống
1. Cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm quy định tại các điều 18, 20 và 21 của Luật này;
b) Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định cụ thể điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống.

Như vậy, cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống phải bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm đối như sau:

- Tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với:

+ Dụng cụ, Vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;

+ Điều kiện về bảo đảm an toàn trong bảo quản, vận chuyển thực phẩm;

- Bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là gì? Thực phẩm không đảm bảo an toàn phải được thu hồi trong các trường hợp nào?

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là gì? Thực phẩm không đảm bảo an toàn phải được thu hồi trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm trong quá trình kinh doanh và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh;

- Kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm và các tài liệu liên quan đến an toàn thực phẩm;

- Lưu giữ hồ sơ về thực phẩm;

- Thực hiện quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm không bảo đảm an toàn

- Thông tin trung thực về an toàn thực phẩm; thông báo cho người tiêu dùng điều kiện bảo đảm an toàn khi vận chuyển, lưu giữ, bảo quản và sử dụng thực phẩm;

- Kịp thời cung cấp thông tin về nguy cơ gây mất an toàn của thực phẩm và cách phòng ngừa cho người tiêu dùng khi nhận được thông tin cảnh báo của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;

- Kịp thời ngừng kinh doanh, thông tin cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu và người tiêu dùng khi phát hiện thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Báo cáo ngay với cơ quan có thẩm quyền và khắc phục ngay hậu quả khi phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm do mình kinh doanh gây ra;

- Hợp tác với tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra ngộ độc thực phẩm để khắc phục hậu quả, thu hồi hoặc xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;

- Tuân thủ quy định của pháp luật, quyết định về thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm;

- Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi thực phẩm mất an toàn do mình kinh doanh gây ra.

Thực phẩm không bảo đảm an toàn phải được thu hồi trong các trường hợp nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 55 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định về thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn như sau:

Thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Thực phẩm phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;
b) Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
c) Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;
d) Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;
đ) Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;
e) Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.
...

Như vậy, thực phẩm không bảo đảm an toàn phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

- Thực phẩm hết thời hạn sử dụng mà vẫn bán trên thị trường;

- Thực phẩm không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;

- Thực phẩm là sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;

- Thực phẩm bị hư hỏng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, kinh doanh;

- Thực phẩm có chất cấm sử dụng hoặc xuất hiện tác nhân gây ô nhiễm vượt mức giới hạn quy định;

- Thực phẩm nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác hoặc tổ chức quốc tế thông báo có chứa tác nhân gây ô nhiễm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

Trân trọng!

Kinh doanh thủy sản
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kinh doanh thủy sản
Hỏi đáp Pháp luật
Thực phẩm không đảm bảo an toàn phải được thu hồi trong các trường hợp nào? Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở kinh doanh thực phẩm tươi sống là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kinh doanh thủy sản
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
1,110 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào