Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu người lao động thì phải có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp sử dụng dưới 10 người lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không? Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ là gì? Câu hỏi của Chị An đến từ TP.HCM

Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu người lao động thì phải có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:

Trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
...

Và tại khoản 4 Điều 114 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau:

Hiệu lực thi hành
...
4. Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này. Người sử dụng lao động là cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp, Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng áp dụng của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thì không phải thực hiện tổ chức đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc tại Chương V Nghị định này.

Như vậy, doanh nghiệp có trên 10 người lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc và phổ biến công khai đến người lao động.

Doanh nghiệp nào có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc?

Doanh nghiệp nào có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 42 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việcquy định như sau:

Nguyên tắc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
1. Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.
2. Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
3. Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Như vậy, khi ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, doanh nghiệp cần thực hiện các nguyên tắc như sau:

-Thiện chí, hợp tác, trung thực, bình đẳng, công khai và minh bạch.

- Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

- Tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc hay không?

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó, người sử dụng lao động có nghĩa vụ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 03 biên bản hội nghị người lao động theo Hướng dẫn 11 mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Quan hệ lao động có đương nhiên chấm dứt khi người lao động hưởng án treo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động làm việc online có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nghỉ hưu trước tuổi vẫn nhận đủ lương hưu khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương án chuẩn bị nguồn lao động gồm các nội dung gì? Mẫu văn bản chuẩn bị nguồn lao động như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nước ngoài trích nộp BHXH có bằng với tỷ lệ trích nộp của NLĐ Việt Nam hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động nước ngoài kết hôn với người Việt Nam thì có cần xin Giấy phép lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân biệt đối xử trong lao động là gì? Từ chối tuyển dụng người lao động vì lí do tôn giáo có phải là phân biệt đối xử trong lao động không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động bị mất việc do cắt giảm nhân sự vì suy thoái kinh tế thì được hưởng chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
07 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động năm 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Võ Ngọc Trúc Quỳnh
1,197 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào