Mức phụ cấp đặc thù đối với phi công quân sự, thành viên trong tổ bay và các đối tượng trực tiếp phục vụ bay tại các sân bay quân sự được xác định như thế nào?
- Có bao nhiêu chế độ phụ cấp đặc thù đối với phi công quân sự, thành viên trong tổ bay và các đối tượng trực tiếp phục vụ bay tại các sân bay quân sự?
- Mức phụ cấp đặc thù đối với phi công quân sự, thành viên trong tổ bay và các đối tượng trực tiếp phục vụ bay tại các sân bay quân sự được xác định như thế nào?
- Mức áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu?
- Phi công và các thành viên trong tổ bay quân sự khi thôi bay được hưởng các quyền lợi nào?
Có bao nhiêu chế độ phụ cấp đặc thù đối với phi công quân sự, thành viên trong tổ bay và các đối tượng trực tiếp phục vụ bay tại các sân bay quân sự?
Tại Điều 1 Quyết định 246/1998/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định 268/2003/QĐ-TTg có quy định 04 chế độ phụ cấp đặc thù của từng đối tượng như sau:
- Phụ cấp cấp kỹ thuật bay hàng tháng: áp dụng đối với phi công, giáo viên huấn luyện bay, người dẫn đường của máy bay cánh quạt vận tải, máy bay trực thăng, máy bay quan sát.
- Phụ cấp giờ bay: áp dụng đối với lái chính, giáo viên huấn luyện bay, lái phụ, thành viên trong tổ bay, học viên lái máy bay, tùy theo từng loại máy bay và điều kiện địa hình, khí tượng, ngày, đêm.
- Phụ cấp bay thử: đối với phi công và các thành viên của tổ bay quân sự.
- Phụ cấp chỉ huy ban bay.
Mức phụ cấp đặc thù đối với phi công quân sự, thành viên trong tổ bay và các đối tượng trực tiếp phục vụ bay tại các sân bay quân sự được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp đặc thù đối với phi công quân sự, thành viên trong tổ bay và các đối tượng trực tiếp phục vụ bay tại các sân bay quân sự được xác định như thế nào?
Tại Điều 1 Quyết định 246/1998/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 1, khoản 2 Điều 1 Quyết định 268/2003/QĐ-TTg có quy định mức phụ cấp đặc thù như sau:
(1) Phụ cấp cấp kỹ thuật bay hàng tháng: gồm các mức 15%; 20%; 35%; 50%; 70% và 100% lương cấp hàm hoặc lương ngạch, bậc tùy theo loại máy bay và cấp kỹ thuật bay.
(2) Phụ cấp giờ bay:
- Phi công và giáo viên huấn luyện bay:
+ Phụ cấp mức từ 0,2 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ đến mức 1,0 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ khi bay trên đất liền, tùy theo điều kiện khí tượng, ngày, đêm, loại máy bay.
+ Phụ cấp mức từ 0,5 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ đến mức 1,2 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ khi bay trên biển, tùy theo điều kiện khí tượng, ngày, đêm, loại máy bay.
+ Phụ cấp mức 0,5 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ khi bay chuyên cơ A.
+ Phụ cấp mức 0,3 so với mức lương tối thiểu tháng/giờ khi bay chuyên cơ B.
- Lái phụ, thành viên trong tổ bay cánh quạt vận tải, trực thăng: mức phụ cấp bằng 70% mức phụ cấp giờ bay của phi công có cùng điều kiện khí tượng, ngày, đêm, nhiệm vụ bay.
- Học viên lái máy bay khi thực hành bay: mức phụ cấp giờ bay bằng 50% mức phụ cấp giờ bay của phi công có cùng điều kiện khí tượng, ngày, đêm.
(3) Phụ cấp bay thử: Mức từ 1,0 so với mức lương tối thiểu tháng/chuyến/người đến mức 1,4 so với mức lương tối thiểu tháng/chuyến/người tùy theo mức độ sửa chữa và loại máy bay đối với phi công và các thành viên của tổ bay quân sự.
(4) Phụ cấp chỉ huy ban bay:
- Chỉ huy chính ban bay cấp trung đoàn: mức phụ cấp đối với một ban bay bằng mức phụ cấp một giờ bay cao nhất của phi công trong ban bay đó;
- Chỉ huy chính ban bay cấp phi đội: mức phụ cấp đối với một ban bay bằng 70% mức phụ cấp một ban bay của chỉ huy chính cấp trung đoàn;
- Chỉ huy cất, hạ cánh: mức phụ cấp một ban bay bằng 50% mức phụ cấp một ban bay của chỉ huy chính ban bay cùng cấp.
Mức áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm là bao nhiêu?
Tại Điều 3 Quyết định 246/1998/QĐ-TTg có quy định áp dụng chế độ phụ cấp trách nhiệm như sau:
- Mức 0,3 so với mức lương tối thiểu đối với những người trực tiếp phục vụ bay tại sân bay, thợ trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng máy bay phản lực, bộ đội nhảy dù.
- Mức 0,2 so với mức lương tối thiểu đối với thợ trực tiếp sửa chữa, bảo dưỡng máy bay cánh quạt vận tải, trực thăng.
Phi công và các thành viên trong tổ bay quân sự khi thôi bay được hưởng các quyền lợi nào?
Tại Điều 4 Quyết định 246/1998/QĐ-TTg được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Quyết định 268/2003/QĐ-TTg có quy định quyền lợi khi thôi bay như sau:
1. Phi công và các thành viên trong tổ bay quân sự mắc bệnh được áp dụng thực hiện chế độ bệnh binh theo quy định tại khoản 2 Điều 42 của Nghị định số 28/CP ngày 29 tháng 4 năm 1995 của Chính phủ.
2. Phi công và các thành viên trong tổ bay quân sự khi thôi bay được bố trí công việc phù hợp; được trợ cấp một lần như sau:
a) Phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom và giáo viên huấn luyện bay cứ mỗi năm làm nhiệm vụ bay được tính bằng 02 tháng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
b) Phi công và các thành viên khác của tổ bay cánh quạt vận tải, trực thăng, cứ mỗi năm làm nhiệm vụ bay được tính bằng 01 tháng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ
Như vậy, phi công và các thành viên trong tổ bay quân sự khi thôi bay được bố trí công việc phù hợp; được trợ cấp một lần như sau:
- Phi công máy bay tiêm kích, tiêm kích bom và giáo viên huấn luyện bay cứ mỗi năm làm nhiệm vụ bay được tính bằng 02 tháng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
- Phi công và các thành viên khác của tổ bay cánh quạt vận tải, trực thăng, cứ mỗi năm làm nhiệm vụ bay được tính bằng 01 tháng lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Có thể trả tiền thuê đất hằng năm đối với đất nuôi trồng thủy sản không?
- Hiệu trưởng công lập có được điều hành dạy thêm ngoài trường học không?
- Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh theo Nghị định 168?