Tài sản hình thành trong tương lai có thể làm tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
- Tài sản hình thành trong tương lai có thể làm tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
- Bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm nào?
- Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm có được quyền truy đòi tài sản bảo đảm không?
Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm các tài sản gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về tài sản hình thành trong tương lai cụ thể:
Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai
1. Tài sản hiện có là tài sản đã hình thành và chủ thể đã xác lập quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản trước hoặc tại thời điểm xác lập giao dịch.
2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
a) Tài sản chưa hình thành;
b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Như vậy, tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:
- Tài sản chưa hình thành;
- Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.
Tài sản hình thành trong tương lai có thể làm tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
Căn cứ tại Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Và tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;
...
Như vậy, tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm.
Cho nên, tài sản hình thành trong tương lai có thể được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
Bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai như sau:
Bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai
1. Bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành.
2. Hiệu lực đối kháng của biện pháp bảo đảm bằng tài sản hình thành trong tương lai với người thứ ba được áp dụng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 23 Nghị định này.
Như vậy, bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai kể từ thời điểm phần hoặc toàn bộ tài sản bảo đảm này được hình thành.
Tài sản hình thành trong tương lai có thể làm tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không? Thời điểm bên nhận bảo đảm xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai? (Hình từ Internet)
Biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm có được quyền truy đòi tài sản bảo đảm không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 297 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hiệu lực đối kháng với người thứ ba như sau:
Hiệu lực đối kháng với người thứ ba
...
2. Khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm và được quyền thanh toán theo quy định tại Điều 308 của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về quyền truy đòi tài sản như sau:
Quyền truy đòi tài sản bảo đảm
...
2. Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:
a) Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
b) Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi theo quy định tại khoản 4 Điều 321 của Bộ luật Dân sự;
c) Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác quy định tại Điều 21 Nghị định này;
d) Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
...
Như vậy, khi biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba thì bên nhận bảo đảm được quyền truy đòi tài sản bảo đảm.
Quyền truy đòi của bên nhận bảo đảm đối với tài sản bảo đảm không áp dụng đối với tài sản sau đây:
- Tài sản bảo đảm đã được bán, được chuyển nhượng hoặc đã được chuyển giao khác về quyền sở hữu do có sự đồng ý của bên nhận bảo đảm và không được tiếp tục dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận;
- Tài sản thế chấp được bán, được thay thế hoặc được trao đổi, nếu tài sản đó là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Tài sản bảo đảm không còn hoặc bị thay thế bằng tài sản khác
- Trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Danh mục các đường bay nội địa theo nhóm cự ly bay từ 1000 km đến dưới 1280 km năm 2025?
- Tải toàn bộ Mẫu báo cáo đánh giá hồ sơ dự thầu theo Thông tư 23/2024/TT-BKHĐT?