Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác là bao lâu?
- Giám đốc Công an cấp tỉnh lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác có đúng quy định hay không?
Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác bị xử phạt hành chính như thế nào?
Điểm d khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt vi phạm hành chính với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân;
b) Đăng, phát, sử dụng hình ảnh bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
c) Quảng cáo, tuyên truyền, mua bán hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
d) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Đăng, phát các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc không được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này;
b) Buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này.
Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
3. Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định nêu trên, hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác bị xử phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm
Ngoài ra, đối tượng vi phạm còn bị buộc gỡ bỏ đường dẫn đến thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn, thông tin vi phạm pháp luật của hành vi, buộc thu hồi hoặc buộc hoàn trả tên miền do thực hiện hành vi vi phạm và bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác là bao lâu?
Khoản 5 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm b và c khoản 5 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
5. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là 01 năm trừ các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và c khoản 1 Điều 9; điểm b khoản 1 Điều 46; các điểm a và b khoản 2, khoản 3 Điều 51; các khoản 2 và 3 Điều 64; khoản 1 Điều 67; các khoản 2 và 3 Điều 68; các khoản 2 và 3 Điều 69; các khoản 2 và 3 Điều 70; điểm b khoản 1 Điều 76 Nghị định này có thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Việc xác định hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc, hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định nêu trên, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác là 01 năm.
Giám đốc Công an cấp tỉnh lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác có đúng quy định hay không?
Điều 121 Nghị định 15/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh nêu tại các Điều 114, 115, 116, 117, 118, 119 và 119a Nghị định này, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử có quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Điểm b khoản 5 Điều 116 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt hành chính của Giám đốc Công an cấp tỉnh như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
...
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng; phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, giao dịch điện tử;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
e) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Khoản 4 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
...
4. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại Chương VIII Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm của tổ chức; đối với hành vi vi phạm của cá nhân, thẩm quyền phạt tiền bằng 1/2 thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức.
Mức phạt tiền tối đa với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác là 15.000.000 đồng đối với cá nhân và 30.000.000 đồng đối với tổ chức.
Theo các quy định nêu trên, Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác.
Như vậy, việc Giám đốc Công an cấp tỉnh lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính với hành vi giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác là đúng quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?