Đến 2030: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm?
- Mục tiêu đến 2030: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm?
- Nhiệm vụ chính của kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đề ra mục tiêu nào đến năm 2030 là gì?
- Nguồn lực để triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đề ra mục tiêu nào đến năm 2030 bao gồm?
Mục tiêu đến 2030: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm?
Căn cứ Tiểu mục 2 Mục II Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023 về mục tiêu đến năm 2030 của Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm có quy định như sau:
- Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm.
- Thu nhập cư dân nông thôn cao hơn 2,5 đến 3 lần so với năm 2020.
- Tỷ lệ hộ gia đình không đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm mức độ nặng và vừa ở mức dưới 5%.
- Duy trì kim ngạch xuất khẩu lương thực thực phẩm trên 30 tỷ đô la Mỹ/năm.
- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 15%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng gầy còm trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 3%.
- Tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 10%; trẻ 5 - 18 tuổi ở mức dưới 19%; người trưởng thành 19 - 64 tuổi ở mức dưới 20%.
- Tỷ lệ ngộ độc cấp tính được ghi nhận dưới 5 người/100.000 dân.
- Tỷ lệ diện tích được cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi chiếm trên 10% diện tích đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Số vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật được đăng ký chứng nhận tăng 5%/năm.
- Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương ở mức trên 30%.
- Diện tích đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt tối thiểu 2,5% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.
- Lượng phân bón hữu cơ chiếm trên 30% lượng phân bón cung ứng trên thị trường. Lượng phân bón hữu cơ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp tăng trên 2 lần so với năm 2020.
- Trên 30% tổng diện tích cây trồng cạn có tưới được áp dụng phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
- Tổn thất sau thu hoạch các nông lâm thủy sản chủ lực giảm 0,5% đến 1,0%/năm.
- Tỷ lệ giá trị nông sản chế biến trong tổng giá trị sản xuất và chế biến nông lâm thủy sản ở mức trên 50%.
- Trên 50% doanh nghiệp tham gia chuỗi giá trị nông lâm thủy sản được kết nối với Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia.
- Phát thải khí nhà kính từ hệ thống lương thực thực phẩm giảm 10% so với năm 2020.
Đến 2030: Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều ở nông thôn giảm bình quân 1 đến 1,5%/năm? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chính của kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đề ra mục tiêu nào đến năm 2030 là gì?
Căn cứ Mục III Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023 về nhiệm vụ chính của Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm có quy định như sau:
- Rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách, các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản xuất, chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững;
- Phát triển hệ thống cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững;
- Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững;
- Phát triển hệ thống chế biến và phân phối lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững;
- Thúc đẩy thực hành tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
Nguồn lực để triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đề ra mục tiêu nào đến năm 2030 bao gồm?
Căn cứ Mục IV Quyết định 300/QĐ-TTg năm 2023 có quy định về nguồn lực để triển khai Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm đề ra mục tiêu đến năm 2030 như sau:
- Vốn trong nước
+ Ngân sách nhà nước: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, lồng ghép của các nhiệm vụ chi thường xuyên trong dự toán ngân sách nhà nước được giao.
+ Nguồn vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân: Tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
+ Nguồn vốn cộng đồng và xã hội khác: Vốn huy động công - tư cho các dự án, vốn xã hội hóa và vốn từ các quỹ trong nước nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
- Vốn ngoài nước
+ Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).
+ Vốn hỗ trợ và vay ưu đãi cho tăng trưởng xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.
+ Các nguồn vốn huy động hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển, các quỹ và các định chế tài chính quốc tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?