GRDP là gì? Mục tiêu của việc xây dựng và đưa vào áp dụng quy trình biên soạn số liệu GRDP là gì?
GRDP là gì? Mục tiêu của việc xây dựng và đưa vào áp dụng quy trình biên soạn số liệu GRDP là gì?
GRDP được hiểu là tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Mục I Điều 1 Quyết định 715/QĐ-TTg năm 2015 xây dựng và đưa vào áp dụng quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là GRDP) theo chuẩn mực, thông lệ quốc tế và phù hợp với thực tiễn nước ta nhằm mục đích sau:
- Nâng cao chất lượng số liệu GRDP, đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong việc đánh giá và dự báo tình hình kinh tế - xã hội;
- Phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và trên phạm vi cả nước;
- Đáp ứng nhu cầu thông tin của các tổ chức, cá nhân khác.
GRDP là gì? Mục tiêu của việc xây dựng và đưa vào áp dụng quy trình biên soạn số liệu GRDP là gì? (Hình từ Internet)
Lộ trình thực hiện đổi mới quy trình biên soạn số liệu GRDP là gì?
Tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 715/QĐ-TTg năm 2015 có quy định về tổ chức thực hiện đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Lộ trình thực hiện:
a) Năm 2015, các địa phương tiếp tục tính toán, công bố và sử dụng số liệu GRDP theo quy trình hiện hành để đảm bảo tính thống nhất với các năm trước trong việc đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã được Đại hội Đảng bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông qua.
b) Năm 2016, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) chủ trì, phối hợp với các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biên soạn và công bố số liệu GRDP.
c) Từ năm 2017 trở đi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) biên soạn và công bố số liệu GRDP; các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thu thập thông tin đầu vào trên địa bàn báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
......
Như vậy, từ năm 2017 trở đi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) biên soạn và công bố số liệu GRDP; các Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thu thập thông tin đầu vào trên địa bàn báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê).
Những vấn đề cần giải quyết trong đổi mới quy trình biên soạn GRDP là gì?
Tại Mục II Điều 1 Quyết định 715/QĐ-TTg năm 2015 có quy định về yêu cầu của Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
YÊU CẦU
1. Đổi mới quy trình biên soạn GRDP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Tổng cục Thống kê) thực hiện và công bố cần giải quyết các vấn đề then chốt sau đây:
a) Quy trình biên soạn GRDP phải được xây dựng trên phương pháp luận của Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và thực tiễn của đất nước; tiếp thu kinh nghiệm thành công của các quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng quy trình biên soạn tập trung một cách có chọn lọc.
b) Đổi mới đồng bộ các công đoạn trong quy trình biên soạn GRDP, bao gồm: Thu thập, xử lý và tổng hợp các nguồn thông tin thống kê đầu vào; biên soạn, công bố và phổ biến số liệu GRDP.
c) Quy trình biên soạn GRDP phải đảm bảo tính khả thi, thường xuyên đánh giá, tổng kết trong quá trình thực hiện để bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
2. Áp dụng đồng bộ công nghệ thông tin trong xử lý và tổng hợp thông tin thu thập từ các nguồn khác nhau nhằm bảo đảm tính thống nhất trên phạm vi cả nước của hệ thống thông tin dùng trong biên soạn GRDP. Xây dựng cơ sở dữ liệu thống kê chuyên sâu về GRDP, phát triển các công cụ tin học để khai thác và sử dụng hiệu quả.
.......
Như vậy, những vấn đề cần giải quyết trong đổi mới quy trình biên soạn GRDP bao gồm:
- Quy trình biên soạn GRDP phải được xây dựng trên phương pháp luận của Hệ thống tài khoản quốc gia (SNA) và thực tiễn của đất nước; tiếp thu kinh nghiệm thành công của các quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng quy trình biên soạn tập trung một cách có chọn lọc.
- Đổi mới đồng bộ các công đoạn trong quy trình biên soạn GRDP, bao gồm: Thu thập, xử lý và tổng hợp các nguồn thông tin thống kê đầu vào; biên soạn, công bố và phổ biến số liệu GRDP.
- Quy trình biên soạn GRDP phải đảm bảo tính khả thi, thường xuyên đánh giá, tổng kết trong quá trình thực hiện để bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?