Tổ chức niêm yết chứng khoán vi phạm công bố thông tin bao nhiêu lần sẽ bị nhắc nhở? Trường hợp nào phải tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết?

Tổ chức niêm yết chứng khoán vi phạm công bố thông tin bao nhiêu lần sẽ bị nhắc nhở? Trường hợp nào phải tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết?

Tổ chức niêm yết chứng khoán vi phạm công bố thông tin bao nhiêu lần sẽ bị nhắc nhở?

Tại Điều 21 Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 quy định tổ chức niêm yết bị nhắc nhở như sau:

Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường
1. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường khi vi phạm quy định công bố thông tin từ ba (03) lần trở lên trong vòng một (01) năm.
2. SGDCK thực hiện công bố thông tin Quyết định nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này
3. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ phải thực hiện giải trình nguyên nhân và đưa ra phương án khắc phục tình trạng bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường và công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCK.

Như vậy, tổ chức niêm yết chứng khoán vi phạm công bố thông tin từ ba (03) lần trở lên trong vòng một (01) năm sẽ bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường.

Tổ chức niêm yết vi phạm công bố thông tin bao nhiêu lần sẽ bị nhắc nhở? Trường hợp nào phải tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết?

Tổ chức niêm yết chứng khoán vi phạm công bố thông tin bao nhiêu lần sẽ bị nhắc nhở? Trường hợp nào phải tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào phải tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết?

Tại Điều 25 Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định các trường hợp tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết như sau:

Tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết
1. SGDCK xem xét tạm ngừng giao dịch chứng khoán khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
1.1 Giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;
1.2 Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt;
1.3 Tổ chức niêm yết thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp;
1.4 Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu;
1.5 Tổ chức niêm yết giảm vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 111 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nhưng không thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi hoàn tất giảm vốn theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Nghị định số 58/2012/NĐ-CP đã được sửa đổi tại khoản 20 và 24 Điều 1 Nghị định số 60/2015/NĐ-CP;
1.6 Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.
2. SGDCK tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Đưa ra khỏi diện tạm ngừng giao dịch:
3.1 SGDCK yêu cầu tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán công bố thông tin và giải trình cụ thể theo yêu cầu của SGDCK đối với các trường hợp quy định tại điểm 1.1, 1.2 và 1.6 khoản 1 Điều này. Căn cứ trên giải trình của tổ chức niêm yết/ công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán về các nguyên nhân dẫn đến bị tạm ngừng giao dịch (nếu có), SGDCK sẽ xem xét cho chứng khoán niêm yết được giao dịch trở lại hoặc chuyển sang diện cảnh báo/kiểm soát/kiểm soát đặc biệt cho đến khi nguyên nhân dẫn đến việc bị tạm ngừng giao dịch được khắc phục hoàn toàn.
3.2 SGDCK sẽ xem xét cho chứng khoán được giao dịch trở lại đối với trường hợp quy định tại điểm 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 Điều này căn cứ theo yêu cầu của tổ chức niêm yết.
4. Trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, SGDCK có thể xem xét duy trì diện tạm ngừng giao dịch đối với chứng khoán của tổ chức niêm yết.
5. SGDCK thực hiện công bố thông tin về việc cho phép giao dịch trở lại đối với chứng khoán niêm yết.

Như vậy, việc tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết sẽ xảy ra trong 06 trường hợp:

- Giá, khối lượng giao dịch chứng khoán có biến động bất thường;

- Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt;

- Tổ chức niêm yết thực hiện việc tách, gộp cổ phiếu; tách doanh nghiệp;

- Khi trái phiếu chuyển đổi đăng ký chuyển đổi từng phần thành cổ phiếu;

- Tổ chức niêm yết giảm vốn điều lệ nhưng không thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc sau khi hoàn tất giảm vốn.

- Trong trường hợp cần thiết để bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư hoặc đảm bảo ổn định của thị trường sau khi được UBCKNN chấp thuận.

Khi nào Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt?

Tại khoản 5 Điều 24 Quyết định 85/QĐ-SGDHCM năm 2018 có quy định chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt như sau:

Chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt
1. Các trường hợp chứng khoán (ngoại trừ chứng chỉ quỹ ETF) bị kiểm soát đặc biệt:
1.1. Khi tổ chức niêm yết/ công ty quản lý quỹ/ công ty đầu tư chứng khoán tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện cảnh báo;
1.2. Trong trường hợp SGDCK xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được UBCKNN chấp thuận.
2. SGDCK lên ký hiệu kiểm soát đặc biệt và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt sẽ bị hạn chế về thời gian và/hoặc biên độ dao động giá.
4. Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán có chứng khoán thuộc diện kiểm soát đặc biệt phải giải trình nguyên nhân, phương án khắc phục tình trạng bị kiểm soát đặc biệt và công bố thông tin theo yêu cầu của SGDCK.
5. SGDCK sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt/chuyển sang diện cảnh báo nếu tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán trong tối thiểu sáu (06) tháng tiếp theo kể từ ngày ra quyết định kiểm soát đặc biệt hoặc nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt được khắc phục hoàn toàn.
6. Trong những trường hợp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư, SGDCK có thể xem xét duy trì diện chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt.
7. SGDCK thực hiện công bố thông tin về việc đưa chứng khoán ra khỏi diện bị kiểm soát đặc biệt.

Như vậy, Sở giao dịch chứng khoán sẽ xem xét đưa chứng khoán ra khỏi diện kiểm soát đặc biệt nếu:

- Tổ chức niêm yết/công ty quản lý quỹ/công ty đầu tư chứng khoán không vi phạm quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán trong tối thiểu sáu (06) tháng tiếp theo kể từ ngày ra quyết định kiểm soát đặc biệt

- Nguyên nhân dẫn đến việc chứng khoán bị kiểm soát đặc biệt được khắc phục hoàn toàn.

Trân trọng!

Tổ chức niêm yết chứng khoán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức niêm yết chứng khoán
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức niêm yết chứng khoán vi phạm công bố thông tin bao nhiêu lần sẽ bị nhắc nhở? Trường hợp nào phải tạm ngừng giao dịch chứng khoán niêm yết?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức niêm yết chứng khoán
Lương Thị Tâm Như
1,224 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức niêm yết chứng khoán
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào