Có được hoàn thuế giá trị gia tăng và ưu đãi thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, thiết bị dùng để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế?
Thiết bị y tế phải chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng là bao nhiêu?
Căn cứ điểm l khoản 2 Điều 8 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 về những đối tượng chịu thuế suất 5% có quy định như sau:
Thuế suất
...
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ sau đây:
...
l) Thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh;
...
Theo đó, thiết bị, dụng cụ y tế, bông, băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh; sản phẩm hóa dược, dược liệu là nguyên liệu sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh là những đối tượng chịu thuế suất 5%.
Có được hoàn thuế giá trị gia tăng và ưu đãi thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, thiết bị dùng để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế? (Hình từ Internet)
Nhập khẩu thiết bị y tế có được hoàn thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ Mục 1 Công văn 862/BTC-CST năm 2023 về việc hoàn thuế giá trị gia tăng đối với nguyên liệu, vật tư, thiết bị dùng để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế có quy định như sau:
Theo quy định khoản 1 Điều 13 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế sửa đổi 2016 về các trường hợp hoàn thuế như sau:
Các trường hợp hoàn thuế
1. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết trong tháng hoặc trong quý thì được khấu trừ vào kỳ tiếp theo.
Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng.
Cơ sở kinh doanh không được hoàn thuế giá trị gia tăng mà được kết chuyển số thuế chưa được khấu trừ của dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư sang kỳ tiếp theo đối với các trường hợp:
a) Dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh không góp đủ số vốn Điều lệ như đã đăng ký; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có Điều kiện khi chưa đủ các Điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không bảo đảm duy trì đủ Điều kiện kinh doanh trong quá trình hoạt động;
b) Dự án đầu tư khai thác tài nguyên, khoáng sản được cấp phép từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 hoặc dự án đầu tư sản xuất sản phẩm hàng hóa mà tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên theo dự án đầu tư.
Chính vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết của hàng hóa, nguyên vật liệu và hoạt động sản xuất thiết bị, dụng cụ y tế thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thuế suất 5% thì không được hoàn thuế mà chuyển sang khấu trừ vào các kỳ tiếp theo.
Việc không được hoàn thuế mà chuyển sang khấu trừ vào các kỳ tiếp theo không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp đó có dự án đầu tư mới, có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ, có số thuế còn lại từ ba trăm triệu đồng trở lên.
Nguyên liệu, vật tư, thiết bị dùng để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế có được áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu không?
Căn cứ Mục 2 Công văn 862/BTC-CST năm 2023 về việc áp dụng ưu đãi thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, thiết bị dùng để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế có quy định như sau:
Để thúc đẩy việc sản xuất thiết bị y tế trong nước, khoản 14 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 đã có quy định: “Nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất” thuộc đối tượng được miễn thuế. Danh mục sản phẩm trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ hướng dẫn Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Như vậy, pháp luật thuế nhập khẩu đã có quy định cụ thể về việc áp dụng chính sách thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế. Đề nghị Hiệp hội Thiết bị y tế Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế nhập khẩu hiện hành.
Theo đó, nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được của dự án đầu tư để sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế được ưu tiên nghiên cứu, chế tạo được miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 năm, kể từ khi bắt đầu sản xuất.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?