Trường hợp kỳ họp Quốc hội tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác thì có thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu nào?
- Trường hợp kỳ họp Quốc hội tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác thì có thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu nào?
- Ai có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội?
- Chương trình kỳ họp Quốc hội phải được thông báo dự kiến trên các phương tiện truyền thông trước bao nhiêu ngày?
- Tài liệu nào được sử dụng để phục vụ kỳ họp Quốc hội?
Trường hợp kỳ họp Quốc hội tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác thì có thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu nào?
Tại Điều 7 Nghị quyết 31/2023-UBTVQH15 có quy định đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến như sau:
Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại các điểm cầu họp trực tuyến
1. Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đại biểu Quốc hội làm việc thường xuyên tại Hà Nội tham dự kỳ họp tại điểm cầu chính tại Hà Nội, trừ trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có quyết định khác.
3. Trong thời gian tổ chức kỳ họp theo hình thức họp trực tuyến, đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác. Chậm nhất là 02 ngày trước ngày dự kiến thay đổi điểm cầu dự họp, đại biểu Quốc hội đăng ký việc thay đổi điểm cầu dự họp với Tổng Thư ký Quốc hội để báo cáo Chủ tịch Quốc hội quyết định, đồng thời báo cáo Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi mình sinh hoạt và Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội nơi có điểm cầu dự kiến tham dự.
Như vậy, trường hợp kỳ họp Quốc hội được tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác không thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì có thể họp tại điểm cầu nơi mình công tác hoặc nơi gần nhất với nơi mình công tác.
Trường hợp kỳ họp Quốc hội tổ chức trực tuyến nhưng đại biểu Quốc hội được cử đi công tác thì có thể tham dự kỳ họp tại điểm cầu nào? (Hình từ Internet)
Ai có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội?
Tại khoản 2 Điều 93 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định người được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội như sau:
Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội; dự thính tại phiên họp Quốc hội
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội được mời dự các kỳ họp Quốc hội; có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Quốc hội khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Quốc hội được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được Chủ tịch Quốc hội đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Chủ tịch Quốc hội.
2. Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí và khách quốc tế có thể được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội.
3. Công dân có thể được vào dự thính tại các phiên họp công khai của Quốc hội.
Như vậy, người được mời dự các phiên họp công khai của Quốc hội bao gồm:
- Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thành viên Chính phủ, Tổng Kiểm toán nhà nước, người đứng đầu cơ quan do Quốc hội thành lập không phải là đại biểu Quốc hội
- Đại diện cơ quan nhà nước, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan báo chí và khách quốc tế.
Chương trình kỳ họp Quốc hội phải được thông báo dự kiến trên các phương tiện truyền thông trước bao nhiêu ngày?
Tại khoản 2 Điều 91 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên phương tiện truyền thông như sau:
Chương trình kỳ họp Quốc hội
1. Căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khoá mới.
2. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
3. Quốc hội quyết định chương trình kỳ họp Quốc hội. Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào đề nghị của Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội trình Quốc hội quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp.
Như vậy, chương trình kỳ họp Quốc hội được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng chậm nhất là 15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 04 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
Tài liệu nào được sử dụng để phục vụ kỳ họp Quốc hội?
Tại khoản 2 Điều 97 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội như sau:
Tài liệu phục vụ kỳ họp Quốc hội
1. Chủ tịch Quốc hội quyết định những tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ họp theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
2. Các dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự án khác phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 20 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội; các tài liệu khác phải được gửi đến đại biểu Quốc hội chậm nhất là 10 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội.
3. Đại biểu Quốc hội có trách nhiệm thực hiện những quy định về việc sử dụng, bảo quản tài liệu trong kỳ họp.
4. Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội quyết định những tài liệu tham khảo phục vụ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp.
Như vậy, tài liệu để phục vụ kỳ họp Quốc hội là các dự án luật, dự thảo nghị quyết, dự án và các tài liệu khác. Chủ tịch Quốc hội quyết định những tài liệu chính thức được sử dụng tại kỳ họp theo đề nghị của Tổng thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?