Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào?

Khi nào trẻ em phải tạm hoãn tiêm chủng tại bệnh viện? Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào?

Khi nào trẻ em phải tạm hoãn tiêm chủng tại bệnh viện?

Tại tiết 1.2 tiểu mục 1 Mục 3 Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em ban hành kèm Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023 quy định các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng đối với trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên tại bệnh viện như sau:

Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên
1.2. Các trường hợp tạm hoãn
a) Có tiền sử phản ứng phản vệ độ II sau tiêm chủng vắc xin lần trước (có cùng thành phần): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
b) Có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, suy giảm ý thức...). Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
c) Mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
d) Sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách). Tiêm chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.
e) Suy giảm miễn dịch: Trẻ nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ hoặc mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: tạm hoãn tiêm chủng các vắc xin sống giảm độc lực và chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi trẻ được chẩn đoán suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng, ngoại trừ vắc xin bại liệt uống (OPV) (Phụ lục VII).
g) Trẻ mới dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (trừ kháng huyết thanh viêm gan B): tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ khi đủ 3 tháng tính từ ngày cuối cùng sử dụng sản phẩm.
h) Trẻ đang điều trị hoặc mới kết thúc đợt điều trị corticoid toàn thân (uống/ tiêm) với liều cao (tương đương prednison ≥ 2 mg/kg/ngày), hóa trị (thuốc alkyl hóa, chất chống chuyển hóa, chất ức chế TNF-α, chất ức chế IL-1 hoặc các kháng thể đơn dòng khác nhằm vào tế bào miễn dịch...), xạ trị trong vòng 14 ngày: tạm hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực. Tiêm chủng cho trẻ sau khi kết thúc điều trị corticoid, hóa trị và xạ trị 14 ngày.
i) Trẻ có cân nặng dưới 2000g: chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện. Khi cân nặng trẻ từ 2000g trở lên thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng tại các cơ sở tiêm chủng ngoài bệnh viện.
k) Có tiền sử phản ứng tăng dần sau các lần tiêm chủng trước của cùng loại vắc xin (ví dụ: lần đầu không sưng tấy, lần sau viêm sưng tấy lan tỏa tại vị trí tiêm...): chuyển khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
l) Mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, máu, ung thư chưa ổn định: chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện. Tiêm chủng khi tình trạng bệnh của trẻ ổn định.
m) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Tại tiết 2.2 tiểu mục 2 Mục 3 Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em ban hành kèm Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023 quy định các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng đối với trẻ em dưới 1 tháng tuổi tại bệnh viện như sau:

Khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tháng tuổi
2.2. Các trường hợp tạm hoãn
a) Trẻ có chỉ định cấp cứu. Tiêm chủng khi sức khỏe của trẻ ổn định.
b) Trẻ sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách). Tiêm chủng khi thân nhiệt của trẻ ổn định.
c) Trẻ có tuổi thai < 28 tuần. Tiêm chủng vắc xin viêm gan B khi trẻ đủ 28 tuần tuổi (tuổi thai hiệu chỉnh).
d) Trẻ có tuổi thai < 34 tuần tạm hoãn tiêm vắc xin phòng lao (BCG). Tiêm chủng khi trẻ đủ 34 tuần tuổi (tuổi thai hiệu chỉnh).
e) Suy giảm miễn dịch: Nghi ngờ mắc hoặc mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh chưa xác định được mức độ; mắc suy giảm miễn dịch thể nặng: Tạm hoãn tiêm chủng vắc xin phòng lao (BCG). Chuyển khám sàng lọc tại các cơ sở khám chữa bệnh có chuyên khoa miễn dịch để xác định mức độ bệnh suy giảm miễn dịch. Tiêm chủng khi trẻ suy giảm miễn dịch không thuộc thể nặng. Xem phụ lục VII về chống chỉ định, tạm hoãn tiêm chủng với trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
g) Trẻ mắc các bệnh bẩm sinh hoặc bệnh mạn tính ở tim, phổi, hệ thống tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh, máu, ung thư bẩm sinh chưa ổn định. Tiêm chủng khi trẻ không ở trong tình trạng cấp tính, không có chỉ định can thiệp điều trị cấp cứu và trước khi ra viện.
h) Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.

Như vậy, khi khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ em từ 1 tháng tuổi trở lên và dưới 1 tháng tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp như quy định trên thì phải tạm hoãn tiêm chủng.

Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào?

Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào? (Hình từ Internet)

Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào?

Tại tiết 3.2 tiểu mục 3 Mục 3 Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em ban hành kèm Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023 quy định trường hợp tiêm chủng cho trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân tại bệnh viện như sau:

Một số lưu ý khi khám sàng lọc trước tiêm chủng tại bệnh viện
Thực hiện khám sàng lọc, tiêm chủng cho trẻ theo lịch và trước khi ra viện đối với những trường hợp không thuộc diện chống chỉ định, tạm hoãn tiêm chủng tại bệnh viện. Tạm hoãn tiêm chủng với các trường hợp trẻ phơi nhiễm với HIV và trẻ nhiễm HIV: chi tiết xem tại phần II, mục 3.1.
Một số các lưu ý khác khi thăm khám sàng lọc tại bệnh viện như sau:
3.1. Trẻ có vàng da: Tạm hoãn tiêm chủng với trường hợp vàng da mức độ nặng có chỉ định điều trị.
3.2. Trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi
a) Thực hiện tiêm chủng vắc xin phòng lao (BCG) đối với trẻ sinh non khi trẻ có tuổi thai từ 34 tuần (tuổi thai hiệu chỉnh).
b) Thực hiện tiêm chủng vắc xin Viêm gan B đối với trẻ sinh non khi trẻ có tuổi thai từ 28 tuần (tuổi thai hiệu chỉnh).
c) Thực hiện tiêm chủng các vắc xin theo lịch với trẻ nhẹ cân (so với tuổi).
3.3. Trẻ đang điều trị kháng sinh: Khám, đánh giá tình trạng bệnh lý, nếu trẻ không có chống chỉ định hoặc tạm hoãn. Thực hiện tiêm chủng cho trẻ theo lịch.
3.4. Trẻ thiếu yếu tố đông máu: truyền yếu tố đông máu bị thiếu, đảm bảo ổn định tình trạng đông máu trước khi tiêm chủng.

Như vậy, khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin như:

- Vắc xin phòng lao (BCG) đối với trẻ sinh non khi trẻ có tuổi thai từ 34 tuần (tuổi thai hiệu chỉnh).

- Vắc xin Viêm gan B đối với trẻ sinh non khi trẻ có tuổi thai từ 28 tuần (tuổi thai hiệu chỉnh).

- Vắc xin theo lịch với trẻ nhẹ cân (so với tuổi).

Ai có nhiệm vụ thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng đối với trẻ em tại bệnh viện?

Tại tiểu mục 2, Mục 4 Hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng đối với trẻ em ban hành kèm Quyết định 1575/QĐ-BYT năm 2023 quy định người thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng đối với trẻ em tại bệnh viện như sau:

Đối với cơ sở tiêm chủng tại bệnh viện
a) Người thực hiện
- Bác sĩ, y sĩ khám sàng lọc trước tiêm chủng: khám, đánh giá, phối hợp với các thầy thuốc chuyên khoa (nếu cần), đưa ra nhận xét và kết luận về chỉ định tiêm chủng cho trẻ.
- Bác sĩ chuyên khoa: khám, đánh giá tình trạng bệnh lý của trẻ theo chuyên khoa; phối hợp với bác sĩ tư vấn tiêm chủng để đưa ra kết luận về chỉ định tiêm chủng cho trẻ.
- Cán bộ y tế có liên quan đến tư vấn, tiêm chủng vắc xin và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng.
b) Phương tiện
- Có đủ phương tiện để thực hiện việc khám sàng lọc và khám chuyên khoa.
- Phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng cho đối tượng từ 1 tháng tuổi trở lên (phụ lục III) và phiếu khám sàng lọc trước tiêm chủng cho trẻ sơ sinh (phụ lục IV).
...

Như vậy, người thực hiện khám sàng lọc và tiêm chủng đối với trẻ em tại bệnh viện bao gồm:

- Bác sĩ, y sĩ khám sàng lọc trước tiêm chủng: khám, đánh giá, phối hợp với các thầy thuốc chuyên khoa (nếu cần), đưa ra nhận xét và kết luận về chỉ định tiêm chủng cho trẻ.

- Bác sĩ chuyên khoa: khám, đánh giá tình trạng bệnh lý của trẻ theo chuyên khoa; phối hợp với bác sĩ tư vấn tiêm chủng để đưa ra kết luận về chỉ định tiêm chủng cho trẻ.

- Cán bộ y tế có liên quan đến tư vấn, tiêm chủng vắc xin và theo dõi phản ứng sau tiêm chủng.

Trân trọng!

Lương Thị Tâm Như

Tiêm chủng vắc xin
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêm chủng vắc xin
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện về nhân sự của cơ sở tiêm chủng cố định và lưu động?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn các địa phương lập kế hoạch tiêm chủng vắc xin bắt buộc hằng năm đối với trẻ em? Lịch cung ứng vắc xin trong tiêm chủng mở rộng năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi khám sàng lọc tại bệnh viện, trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân so với tuổi sẽ được tiêm chủng các loại vắc xin nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêm chủng vắc xin
590 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêm chủng vắc xin
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào