Người lao động mua giấy khám sức khỏe giả có bị phạt tù không?

Tôi từng mua giấy khám sức khỏe giả tại một tổ chức chuyên giấy tờ giả. Khi tổ chức bị bắt thì tôi bị yêu cầu lấy lời khai. Vậy tôi có bị phạt vì dùng giấy tờ giả không?

Người lao động mua giấy khám sức khỏe giả có bị phạt tù không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
...

Như vậy, khi người lao động sử dụng giấy khám sức khỏe giả có nghĩa là giấy khám sức khỏe giả có con dấu, tài liệu làm giấy tờ giả, có dấu hiệu phạm tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của bệnh viện.

Người lao động có thể bị cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức, bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

Người lao động mua giấy khám sức khỏe giả có bị phạt không?

Người lao động mua giấy khám sức khỏe giả có bị phạt không? (Hình từ Internet)

Không khám sức khỏe mà cấp giấy khám sức khỏe bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 46 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về khám sức khỏe
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;
...

Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:

Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
......
4. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
.....

Như vậy, cơ sở y tế nếu không khám sức khỏe cho người lao động mà cấp giấy khám sức khỏe thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 6.000.000 đến 10.000.000 đồng.

Hồ sơ làm giấy khám sức khỏe định kỳ của người lao động bao gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 14/2013/TT-BYT quy định về hồ sơ khám sức khỏe của người lao động như sau:

Hồ sơ khám sức khỏe
1. Hồ sơ KSK của người từ đủ 18 (mười tám) tuổi trở lên là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
2. Hồ sơ KSK của người chưa đủ 18 (mười tám) tuổi là Giấy KSK theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này, có dán ảnh chân dung cỡ 04cm x 06cm, được chụp trên nền trắng trong thời gian không quá 06 (sáu) tháng tính đến ngày nộp hồ sơ KSK.
3. Đối với người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự đề nghị KSK nhưng không thuộc trường hợp KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm: Giấy KSK theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều này và văn bản đồng ý của cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp của người đó.
4. Đối với người được KSK định kỳ, hồ sơ KSK bao gồm:
a) Sổ KSK định kỳ theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng

Như vậy, hồ sơ khám sức khỏe định kỳ của người lao động bao gồm:

- Sổ khám sức khỏe định kỳ;

- Giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc đối với trường hợp KSK định kỳ đơn lẻ hoặc có tên trong danh sách KSK định kỳ do cơ quan, tổ chức nơi người đó đang làm việc xác nhận để thực hiện KSK định kỳ theo hợp đồng

Trân trọng!

Người lao động
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đóng bảo hiểm bao lâu thì được hỗ trợ chi phí chữa bệnh nghề nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 23 tháng 5 năm 2024 là thứ mấy, ngày mấy âm lịch? Người lao động đi làm ngày 23 tháng 5 năm 2024 sẽ được tính lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được tuyển người dưới 18 tuổi làm nhân viên massage không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có phải trích quỹ lương BHXH để nộp vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động ở tất cả các công ty đang làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không thi đậu vào lớp 10 thì học sinh có thể làm những công việc nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Affiliate marketing là gì? Cá nhân không quyết toán thuế từ thu nhập affiliate marketing thì bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động tăng ca ban đêm năm 2024 được trả bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xác nhận quá trình công tác của bác sĩ, điều dưỡng mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu dự thi cuộc thi bút ký, phóng sự về người lao động, công nhân và Công đoàn Hà Tĩnh 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo quy định việc bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Đào Phương Nga
7,702 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào