Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ gì?
- Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
- Những đơn vị nào trong Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ gì?
Khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Lãnh đạo
1. Ủy ban có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hoạt động của Ủy ban. Các Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Chủ tịch Ủy ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban theo quy định của pháp luật.
5. Chủ tịch Ủy ban hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng; các chức danh lãnh đạo còn lại được hưởng theo mức quy định tại mục I.1 tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo quy định nêu trên, nhiệm vụ của Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm:
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hoạt động của Ủy ban.
- Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban theo quy định của pháp luật.
Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ gì? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định về thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Lãnh đạo
1. Ủy ban có Chủ tịch và không quá 04 Phó Chủ tịch.
2. Chủ tịch và Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo quy định của pháp luật.
3. Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về hoạt động của Ủy ban. Các Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
4. Chủ tịch Ủy ban quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu các đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ủy ban theo quy định của pháp luật.
5. Chủ tịch Ủy ban hưởng chế độ tương đương Bộ trưởng; các chức danh lãnh đạo còn lại được hưởng theo mức quy định tại mục I.1 tại Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Theo quy định nêu trên, thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp thộc về Thủ tướng Chính phủ.
Những đơn vị nào trong Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp?
Khoản 1 Điều 9 Nghị định 131/2018/NĐ-CP quy định các đơn vị trong Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp như sau:
Cơ cấu tổ chức và các doanh nghiệp do Ủy ban làm đại diện chủ sở hữu
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Vụ Nông nghiệp;
b) Vụ Công nghiệp;
c) Vụ Năng lượng;
d) Vụ Công nghệ và hạ tầng;
đ) Vụ Tổng hợp
e) Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ;
g) Vụ Tổ chức cán bộ;
h) Văn phòng;
i) Trung tâm thông tin.
Các đơn vị quy định từ điểm a đến điểm h khoản 1 Điều này có nhiệm vụ tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp và chức năng, nhiệm vụ khác được giao; đơn vị quy định tại điểm i khoản 1 Điều này là đơn vị sự nghiệp.
Văn phòng có 05 phòng.
...
Theo đó, các đơn vị trong Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm:
- Vụ Nông nghiệp;
- Vụ Công nghiệp;
- Vụ Năng lượng;
- Vụ Công nghệ và hạ tầng;
- Vụ Tổng hợp
- Vụ Pháp chế, kiểm soát nội bộ;
- Vụ Tổ chức cán bộ;
- Văn phòng;
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?