Căn cứ lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
- Căn cứ lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
- Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm các nội dung nào?
- Trình tự thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm các bước nào?
Căn cứ lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn?
Tại Điều 10 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT có quy định về lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp
1. Căn cứ vào nội dung, lĩnh vực, chuyên ngành cần giám định và danh sách giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định lựa chọn tổ chức, cá nhân phù hợp với tính chất, nội dung cần giám định để quyết định việc trưng cầu, yêu cầu giám định.
2. Trường hợp không lựa chọn được tổ chức, cá nhân giám định tư pháp theo quy định tại khoản 1 Điều này.
a) Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có thể yêu cầu giới thiệu cá nhân, tổ chức không thuộc danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn để trưng cầu thực hiện giám định và nêu rõ lý do bằng văn bản;
b) Vụ Pháp chế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn cá nhân, tổ chức có đủ tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư này không thuộc danh sách đã công bố, gửi văn bản giới thiệu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định;
c) Trong trường hợp cần thiết, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trao đổi với cá nhân, tổ chức được giới thiệu thực hiện giám định về nội dung, thời hạn giám định, thông tin, tài liệu, mẫu vật cần thiết cho việc giám định và các vấn đề khác có liên quan (nếu có) trước khi ra quyết định trưng cầu giám định.
Như vậy, người trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định lựa chọn tổ chức, cá nhân lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn dựa trên nội dung, lĩnh vực, chuyên ngành cần giám định và danh sách giám định viên tư pháp.
Căn cứ lựa chọn cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn? (Hình từ Internet)
Đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm các nội dung nào?
Tại Điều 13 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT có quy định về chuẩn bị giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Chuẩn bị giám định tư pháp
1. Người thực hiện giám định nghiên cứu nội dung quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu để yêu cầu người trưng cầu giám định cung cấp bổ sung hồ sơ, đối tượng giám định, thông tin, tài liệu cần thiết, còn thiếu phục vụ việc giám định theo nội dung yêu cầu giám định.
2. Trong trường hợp cần thiết, người thực hiện giám định lập đề cương giám định, gửi người trưng cầu để thống nhất việc thực hiện giám định.
Đề cương giám định bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Đối tượng và phạm vi giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
b) Danh sách người thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của các cá nhân thực hiện giám định;
c) Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;
d) Xác định việc khảo sát đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ việc giám định;
đ) Dự kiến danh mục phòng thí nghiệm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);
e) Dự kiến chi phí thực hiện giám định; kinh phí tạm ứng, thời hạn tạm ứng;
g) Các điều kiện khác để thực hiện giám định.
3. Trong trường hợp có nhu cầu tạm ứng chi phí giám định, tổ chức, cá nhân thực hiện giám định gửi đề nghị tạm ứng chi phí giám định đến cơ quan trưng cầu. Cơ quan trưng cầu giám định có trách nhiệm xem xét và thực hiện việc tạm ứng theo đề nghị cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định.
Như vậy, đề cương giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm các nội dung cơ bản sau:
- Đối tượng và phạm vi giám định; thời gian dự kiến hoàn thành việc giám định;
- Danh sách người thực hiện giám định, người được phân công chủ trì thực hiện giám định, thông tin về trình độ, chuyên môn, kinh nghiệm của các cá nhân thực hiện giám định;
- Xác định phương pháp thực hiện giám định, các quy chuẩn chuyên môn được áp dụng;
- Xác định việc khảo sát đối tượng giám định và các thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ việc giám định;
- Dự kiến danh mục phòng thí nghiệm, phương tiện, vật tư, trang thiết bị được sử dụng (nếu có);
- Dự kiến chi phí thực hiện giám định; kinh phí tạm ứng, thời hạn tạm ứng;
- Các điều kiện khác để thực hiện giám định.
Trình tự thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm các bước nào?
Tại Điều 14 Thông tư 20/2022/TT-BNNPTNT có quy định về thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:
Thực hiện giám định tư pháp
1. Trình tự thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai như sau:
a) Xem xét đối tượng giám định; Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định;
b) Thực hiện giám định;
c) Xây dựng, ban hành Kết luận giám định;
d) Lập hồ sơ giám định.
2. Người giám định tư pháp khi thực hiện giám định tư pháp có quyền sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác có đủ điều kiện, năng lực thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định.
3. Trong quá trình thực hiện giám định, nếu có nội dung mới hoặc vấn đề khác phát sinh thì cá nhân, tổ chức thực hiện giám định phải thông báo ngay bằng văn bản cho người trưng cầu giám định biết và thống nhất phương án giải quyết.
4. Người thực hiện giám định phải lập văn bản ghi nhận toàn bộ quá trình thực hiện giám định theo quy định tại Điều 31 Luật Giám định tư pháp năm 2012 được sửa đổi, bổ sung theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám định tư pháp năm 2020 và theo mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, trình tự thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn gồm các bước sau:
Bước 1: Xem xét đối tượng giám định; Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung được trưng cầu giám định;
Bước 2: Thực hiện giám định;
Bước 3: Xây dựng, ban hành Kết luận giám định;
Bước 4: Lập hồ sơ giám định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?