Khi ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ thì cần đáp ứng những yêu cầu nào? Thời hạn gửi báo cáo công tác dân tộc định kỳ của từng tháng, quý, năm được quy định như thế nào?

Việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ có những yêu cầu nào? Thời hạn gửi báo cáo công tác dân tộc định kỳ của từng tháng, quý, năm được quy định như thế nào?

Mục đích của việc ban hành báo cáo công tác dân tộc định kỳ là gì?

Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2022/TT-UBDT có quy định mục đích của chế độ báo cáo công tác dân tộc như sau

Các loại chế độ báo cáo công tác dân tộc
1. Báo cáo công tác dân tộc định kỳ được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.
2. Báo cáo công tác dân tộc chuyên đề được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực công tác dân tộc để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc và được thực hiện một hoặc nhiều lần trong khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo công tác dân tộc đột xuất được ban hành nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh đột xuất trong lĩnh vực công tác dân tộc.

Như vậy, mục đích của việc ban hành báo cáo công tác dân tộc định kỳ nhằm đáp ứng yêu cầu thông tin tổng hợp, toàn diện để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành và thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc được thực hiện theo một chu kỳ xác định và lặp lại nhiều lần.

Khi ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ thì cần đáp ứng những yêu cầu nào? Thời hạn gửi báo cáo công tác dân tộc định kỳ của từng tháng, quý, năm được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Khi ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ thì cần đáp ứng những yêu cầu nào?

Tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 06/2022/TT-UBDT có quy định yêu cầu đối với chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ như sau:

Yêu cầu đối với chế độ báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất, báo cáo chuyên đề và các báo cáo khác được quy định tại văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực công tác dân tộc
1. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ
a) Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ phải được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ được ban hành phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP;
2. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc chuyên đề
a) Chế độ báo cáo công tác dân tộc chuyên đề được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo công tác dân tộc chuyên đề phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP;
3. Yêu cầu đối với việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất
a) Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất được ban hành tại văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;
b) Chế độ báo cáo công tác dân tộc đột xuất phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP;

Như vậy, việc ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ bao gồm những yêu cầu như sau:

- Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ phải được ban hành tại văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính của cấp có thẩm quyền;

- Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ được ban hành phải bao gồm các thành phần nội dung quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 09/2019/NĐ-CP.

Thời hạn gửi báo cáo công tác dân tộc định kỳ của từng tháng, quý, năm là khi nào?

Tại Điều 6 Thông tư 06/2022/TT-UBDT quy định thời hạn gửi báo cáo công tác dân tộc định kỳ của từng tháng, quý, năm như sau:

Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ
1. Báo cáo tháng và báo cáo quý
a) Tên báo cáo: Báo cáo kết quả công tác dân tộc tháng, quý, và nhiệm vụ trọng tâm kỳ báo cáo tiếp theo ....(ghi tháng hoặc kỳ báo cáo cụ thể thực hiện báo cáo);
Thực hiện lồng ghép báo cáo tháng 3 vào báo cáo quý I; báo cáo tháng 9 vào báo cáo quý III.
b) Nội dung yêu cầu của báo cáo;
- Đánh giá công tác quản lý, điều hành của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh.
- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
- Đánh giá tình hình và kết quả thực hiện các chương trình, dự án, đề án, chính sách dân tộc được giao tham mưu quản lý, chỉ đạo, thực hiện.
- Tổng hợp, đánh giá tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); báo cáo cần nêu rõ tình hình nổi bật, những vấn đề cần lưu ý, có số liệu, nhận định, đánh giá và kiến nghị, đề xuất các giải pháp để ổn định tình hình vùng DTTS&MN.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; nêu các ưu điểm, tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế; các đề xuất kiến nghị ...
c) Đối tượng báo cáo: Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo;
Báo cáo bằng văn bản gửi Ủy ban Dân tộc theo địa chỉ: Ủy ban Dân tộc, số 349, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; bản điện tử gửi theo địa chỉ email: hethongbaocao@cema.gov.vn và trên trục liên thông văn bản quốc gia của Ủy ban Dân tộc.
e) Thời hạn gửi báo cáo;
- Đối với báo cáo tháng: Trước ngày 20 của tháng báo cáo.
- Đối với báo cáo quý: Trước ngày 20 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo:
f) Tần suất thực hiện báo cáo: Hằng tháng, quý;
g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (theo Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP);
- Đối với báo cáo tháng: Tính từ ngày 15 tháng trước đến ngày 14 của tháng thuộc kỳ báo cáo.
- Đối với báo cáo quý: Tính từ ngày 15 của tháng trước kỳ báo cáo đến ngày 14 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.
h) Mẫu đề cương báo cáo;
- Báo cáo kết quả công tác dân tộc tháng, quý, và nhiệm vụ trọng tâm tháng, quý (tiếp theo) của Cơ quan công tác dân tộc cấp tỉnh theo Phụ lục số I.
2. Báo cáo 6 tháng và báo cáo năm
a) Tên báo cáo: Báo cáo kết quả công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, năm (năm báo cáo) và phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc 6 tháng cuối năm, năm (liền kề);
b) Nội dung yêu cầu của báo cáo;
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, gồm: Công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, các đề án, dự án, văn bản chuyên môn nghiệp vụ; tiến độ triển khai thực hiện các nghị quyết, quyết định, chính sách của cấp có thẩm quyền; việc xây dựng kế hoạch, chương trình công tác năm theo quy định.
- Công tác chỉ đạo, điều hành, phối hợp thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân, kiến nghị, phản ánh và công tác phòng, chống tham nhũng trong lĩnh vực công tác dân tộc.
- Đánh giá thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; nêu các ưu điểm, tồn tại, hạn chế và chỉ ra nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.
- Xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm, báo cáo năm liền kề của kỳ báo cáo; giải pháp tổ chức thực hiện, bài học kinh nghiệm và các kiến nghị, đề xuất với các cấp có thẩm quyền (nếu có).
- Tổng hợp, đánh giá tình hình vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN); báo cáo cần nêu rõ tình hình nổi bật, những vấn đề cần lưu ý, có số liệu, nhận định, đánh giá và kiến nghị, đề xuất các giải pháp để ổn định tình hình vùng DTTS&MN.
c) Đối tượng báo cáo: các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND cấp tỉnh;
d) Cơ quan nhận báo cáo: Ủy ban Dân tộc;
đ) Phương thức gửi, nhận báo cáo;
Báo cáo bằng văn bản gửi Ủy ban Dân tộc theo địa chỉ: Ủy ban Dân tộc, số 349, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội; bản điện tử gửi theo địa chỉ email: hethongbaocao@cema.gov.vn và trên trục liên thông văn bản quốc gia của Ủy ban Dân tộc.
e) Thời hạn gửi báo cáo;
- Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 20 tháng 6 hằng năm.
- Đối với báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12 hằng năm.
f) Tần suất thực hiện báo cáo: 6 tháng, năm;
g) Thời gian chốt số liệu báo cáo (theo Điều 12 Nghị định số 09/2019/NĐ-CP);
- Đối với báo cáo 6 tháng: Thời gian chốt số liệu 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu 6 tháng cuối năm được tính từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
- Đối với báo cáo năm: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
i) Mẫu đề cương báo cáo;.
- Báo cáo kết quả công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, năm (năm báo cáo) và phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc 6 tháng cuối năm, năm (liền kề) của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện theo Phụ lục số II.
- Báo cáo kết quả công tác dân tộc 6 tháng đầu năm, năm (năm báo cáo) và phương hướng nhiệm vụ công tác dân tộc 6 tháng cuối năm, năm (liền kề) của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo Phụ lục số III.

Như vậy, thời hạn gửi báo cáo công tác dân tộc định kỳ của từng tháng, quý, năm được quy định như sau:

- Đối với báo cáo tháng: Trước ngày 20 của tháng báo cáo.

- Đối với báo cáo quý: Trước ngày 20 của tháng cuối quý thuộc kỳ báo cáo.

- Đối với báo cáo 6 tháng đầu năm gửi trước ngày 20 tháng 6 hằng năm.

- Đối với báo cáo năm gửi trước ngày 20 tháng 12 hằng năm.

Trân trọng!

Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ
Hỏi đáp Pháp luật
Khi ban hành chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ thì cần đáp ứng những yêu cầu nào? Thời hạn gửi báo cáo công tác dân tộc định kỳ của từng tháng, quý, năm được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ
Lương Thị Tâm Như
341 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ báo cáo công tác dân tộc định kỳ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào