Hà Nội phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp? Người dân tự ý san lấp ao, hồ mà không có sự cho phép của nhà nước bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Hà Nội phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp?
- Trách nhiệm của các đơn vị trong đảm bảo các quy định liên quan đến danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội?
- Người dân tự ý san lấp ao, hồ mà không có sự cho phép của nhà nước bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hà Nội phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp?
Ngày 20/03/2023, Thành phố Hà Nội phê duyệt và ban hành danh mục các hồ, ao, đầm không được san lấp tại Quyết định 1614/QĐ-UBND năm 2023 Thành phố Hà Nội, phạm vi của danh mục thuộc 30 quận, huyện của thành phố Hà Nội, bao gồm:
- Quận: Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa,Thanh Xuân, Ba Đình, Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm và Hà Đông.
- Huyện: Thạch Thất, Thanh Trì, Gia Lâm, Phúc Thọ, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì, Phú Xuyên, Đan Phượng, Sóc Sơn, Hoài Đức, Thanh Oai, Quốc Oai, Đông Anh, Chương Mỹ, Mê Linh, Thường Tín.
- Thị xã: Sơn Tây
Gồm các hồ, ao, đầm như: Hồ Quận ủy; ao Đình Đa Phú; hồ công viên Nghĩa Đô; hồ công viên Cầu Giấy; ao Đình Tháp; ao Chùa Hà; hồ Ba Mẫu; ao Đình Trung Kinh Thương; ao Đình Hòa Mục; ao Đình Hạ Yên Quyết; ao Đình An Hòa; hồ Văn Chương; hồ Linh Quang....
Xem chi tiết về các hồ, ao, đầm không được san lấp tại thành phố Hà Nội: Tại đây
Hà Nội phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của các đơn vị trong đảm bảo các quy định liên quan đến danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn Thành phố Hà Nội?
Điều 2 Quyết định 1614/QĐ-UBND năm 2023 Thành phố Hà Nội quy định về trách nhiệm trong thực hiện danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:
Trách nhiệm của các Sở, ngành, đơn vị có liên quan:
1. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Công bố Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê đề xuất điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không dược san lấp trên địa bàn thành phố
theo quy định.
2. Sở Quy hoạch – Kiến trúc: Trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND quận, huyện, thị xã phối hợp xem xét, đánh giá sự phù hợp của giải pháp thiết kế đồ án với Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp được duyệt và các
giải pháp hoàn trả (nếu có); tổng hợp báo cáo UBND Thành phố xem xét đồng thời trong quá trình phê duyệt đồ án.
3. UBND các quận, huyện, thị xã:
- Thông báo, phổ biến nội dung Quyết định này đến UBND các xã, phường, thị trấn, Tổ dân phố và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thuộc Danh mục hồ, ao, dầm không được san lấp trên địa bản để biết và triển khai thực hiện.
- Kiểm tra, rà soát, đối chiếu danh mục hồ, ao, dầm không được san lấp với quy hoạch xây dựng dược cấp thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đảm bảo thống nhất.
- Kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích.
4. Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý ao, hồ, đầm: Xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Cộng đồng dân cư: Không được tự ý san lấp, lấn chiếm trái phép hồ, ao, dầm; sử dụng đúng mục đích.
Theo đó, trách nhiệm đảm bảo các quy định liên quan đến danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội được quy định như sau:
Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Công bố Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố Hà Nội đến các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê đề xuất điều chỉnh, bổ sung Danh mục hồ, ao, đầm không dược san lấp trên địa bàn thành phố theo quy định.
Sở Quy hoạch – Kiến trúc:
- Trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã phối hợp xem xét, đánh giá sự phù hợp của:
+ Giải pháp thiết kế đồ án với Danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp được duyệt
+ Và các giải pháp hoàn trả (nếu có); tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét đồng thời trong quá trình phê duyệt đồ án.
Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã:
- Thông báo, phổ biến nội dung Quyết định này đến Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn, Tổ dân phố và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thuộc Danh mục hồ, ao, dầm không được san lấp trên địa bản để biết và triển khai thực hiện.
- Kiểm tra, rà soát, đối chiếu danh mục hồ, ao, dầm không được san lấp với quy hoạch xây dựng dược cấp thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp và đảm bảo thống nhất.
- Kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý ao, hồ, đầm:
- Xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp;
- Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền ở địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
Cộng đồng dân cư:
Không được tự ý san lấp, lấn chiếm trái phép hồ, ao, dầm; sử dụng đúng mục đích.
Người dân tự ý san lấp ao, hồ mà không có sự cho phép của nhà nước bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Điều 15 Nghị định 91/2019/NĐ-CP mức xử phạt hành chính với hành vi hủy hoại đất như sau:
Hủy hoại đất
1. Trường hợp làm biến dạng địa hình hoặc làm suy giảm chất lượng đất thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại dưới 0,05 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất bị hủy hoại từ 01 héc ta trở lên.
2. Trường hợp gây ô nhiễm thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm. Trường hợp người có hành vi vi phạm không chấp hành thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 64 của Luật đất đai.
Điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Áp dụng mức phạt tiền
1. Đối tượng áp dụng mức phạt tiền thực hiện như sau:
a) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này áp dụng đối với cá nhân, trừ các trường hợp quy định tại điểm b khoản này; mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính;
...
Theo quy định nêu trên, người dân tự ý san lấp ao, hồ mà không có sự cho phép của nhà nước bị phạt hành chính như sau:
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất tự ý san lấp dưới 0,05 héc ta;
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất tự ý san lấp từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất tự ý san lấp từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng nếu diện tích đất tự ý san lấp từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng nếu diện tích đất tự ý san lấp từ 01 héc ta trở lên.
Trên đây là mức phạt đối với cá nhân có hành vi tự ý san lấp ao, hồ mà không có sự cho phép của nhà nước. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm, mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?