Hồ sơ xin phép thành lập câu lạc bộ Yoga gồm những tài liệu gì? Trình tự, thủ tục thành lập câu lạc bộ Yoga được quy định như thế nào?
Câu lạc bộ Yoga còn có tên gọi khác là gì? Câu lạc bộ Yoga có tư cách pháp nhân không?
Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 45/2010/NĐ-CP có quy định về hội như sau:
Hội
1. Hội được quy định trong Nghị định này được hiểu là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
2. Hội có các tên gọi khác nhau: hội, liên hiệp hội, tổng hội, liên đoàn, hiệp hội, câu lạc bộ có tư cách pháp nhân và các tên gọi khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hội).
3. Phạm vi hoạt động của hội (theo lãnh thổ) gồm:
a) Hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh;
b) Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh);
c) Hội có phạm vi hoạt động trong huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện);
d) Hội có phạm vi hoạt động trong xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).
Như vậy, câu lạc bộ Yoga còn có tên gọi khác là hội và được công nhận là có tư cách pháp nhân.
Hồ sơ xin phép thành lập câu lạc bộ Yoga gồm những tài liệu gì? Trình tự, thủ tục thành lập câu lạc bộ Yoga được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xin phép thành lập câu lạc bộ Yoga gồm những tài liệu gì?
Tại Điều 7 Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 33/2012/NĐ-CP có quy định hồ sư xin phép thành lập câu lạc bộ Yoga như sau:
Hồ sơ xin phép thành lập hội
1. Đơn xin phép thành lập hội.
2. Dự thảo điều lệ.
3. (đã bị bãi bỏ)
4. Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
5. Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
6. Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
7. Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
Như vậy, hồ sơ xin phép thành lập câu lạc bộ Yoga gồm có những tài liệu sau:
- Đơn xin phép thành lập hội.
- Dự thảo điều lệ.
- Danh sách những người trong ban vận động thành lập hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
- Lý lịch tư pháp người đứng đầu ban vận động thành lập hội.
- Văn bản xác nhận nơi dự kiến đặt trụ sở của hội.
- Bản kê khai tài sản do các sáng lập viên tự nguyện đóng góp (nếu có).
Trình tự, thủ tục thành lập câu lạc bộ Yoga được quy định như thế nào?
Tại Điều 9 Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 33/2012/NĐ-CP có quy định trình tự, thủ tục thành lập câu lạc bộ Yoga như sau:
Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hội khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 14 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận. Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận hồ sơ xin phép thành lập hội phải có giấy biên nhận.
Trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp pháp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, quyết định cho phép thành lập hội; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Ai có thẩm quyền cho phép thành lập câu lạc bộ Yoga ở tỉnh?
Tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 40/2010/NĐ-CP quy định thẩm quyền cho phép thành lập câu lạc bộ Yoga ở tỉnh như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể, đổi tên và phê duyệt điều lệ hội
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động cả nước hoặc liên tỉnh, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Căn cứ tình hình thực tế ở địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là người có thẩm quyền cho phép thành lập câu lạc bộ Yoga ở phạm vi hoạt động trong tỉnh.
Tùy vào tình hình thực tế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ủy quyền để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cho phép thành lập; chia, tách; sáp nhập; hợp nhất; giải thể; đổi tên và phê duyệt điều lệ đối với hội có phạm vi hoạt động trong xã.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?