Các trường hợp nào được bán tài sản kết cấu hạ tầng? Trường hợp nào được thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng?
Các trường hợp nào được bán tài sản kết cấu hạ tầng?
Tại Điều 90 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về bán tài sản kết cấu hạ tầng như sau:
Bán tài sản kết cấu hạ tầng
1. Tài sản kết cấu hạ tầng được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản bị thu hồi theo quy định tại Điều 88 của Luật này;
b) Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Việc bán tài sản kết cấu hạ tầng được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc đối tượng có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các trường hợp được bán tài sản kết cấu hạ tầng bao gồm:
- Tài sản kết cấu hạ tầng bị thu hồi;
- Chuyển mục đích sử dụng đất gắn với chuyển đổi công năng sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng theo quy hoạch được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp nào được bán tài sản kết cấu hạ tầng? Trường hợp nào được thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào được thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng?
Tại Điều 92 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng như sau:
Thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng
1. Tài sản kết cấu hạ tầng được thanh lý trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản kết cấu hạ tầng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
b) Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
c) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng không sử dụng được theo công năng của tài sản;
d) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng được thanh lý theo hình thức phá dỡ, hủy bỏ. Vật liệu, vật tư thu hồi từ phá dỡ, hủy bỏ tài sản được xử lý như sau:
a) Giao đối tượng có tài sản thanh lý để tiếp tục quản lý, sử dụng;
b) Điều chuyển;
c) Bán.
3. Căn cứ quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền, đối tượng có tài sản thanh lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức phá dỡ, hủy bỏ tài sản theo quy định của pháp luật;
b) Lập phương án, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xử lý vật liệu, vật tư thu hồi theo hình thức quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Tổ chức bàn giao, bán vật liệu, vật tư thu hồi theo quy định tại Điều 89 và Điều 90 của Luật này.
Như vậy, các trường hợp được thanh lý tài sản kết cấu hạ tầng bao gồm:
- Tài sản kết cấu hạ tầng bị hư hỏng mà không thể sửa chữa được hoặc việc sửa chữa không có hiệu quả;
- Phá dỡ tài sản kết cấu hạ tầng cũ để đầu tư xây dựng tài sản kết cấu hạ tầng mới theo dự án được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều chỉnh quy hoạch làm cho một phần hoặc toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng không sử dụng được theo công năng của tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng khi tài sản kết cấu hạ tầng bị mất?
Tại Điều 93 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công 2017 có quy định về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng bị mất, bị hủy hoại do thiên tai, hỏa hoạn hoặc nguyên nhân khác, đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm:
a) Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
2. Trường hợp tài sản kết cấu hạ tầng bị mất, bị hủy hoại được doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan bồi thường thiệt hại thì việc sử dụng số tiền bồi thường để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng thay thế được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Như vậy, khi tài sản kết cấu hạ tầng bị mất đối tượng được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng có trách nhiệm như sau:
- Báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền về việc tài sản bị mất, bị hủy hoại và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan;
- Thực hiện ghi giảm tài sản và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?