Trong trường hợp nào được thoả thuận áp dụng tập quán hàng hải quốc tế? Nếu có sự thay đổi vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác thì các chứng từ có giá trị như thế nào?

Trong trường hợp nào được áp dụng tập quán hàng hải quốc tế? Nếu có sự thay đổi vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác thì các chứng từ có giá trị như thế nào?

Trong trường hợp nào được thoả thuận áp dụng tập quán hàng hải quốc tế?

Tại khoản 2 Điều 5 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định quyền thỏa thuận trong hợp đồng như sau:

Quyền thỏa thuận trong hợp đồng
1. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải có quyền thỏa thuận riêng, nếu Bộ luật này không hạn chế.
2. Các bên tham gia trong hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có quyền thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài hoặc tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng và chọn Trọng tài, Tòa án ở một trong hai nước hoặc ở một nước thứ ba để giải quyết tranh chấp.
3. Trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, trường hợp các bên tham gia hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải mà trong đó có ít nhất một bên là tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài thì có thể áp dụng tập quán hàng hải quốc tế thì có quyền thỏa thuận áp dụng tập quán hàng hải quốc tế trong quan hệ hợp đồng.

Trong trường hợp nào được áp dụng tập quán hàng hải quốc tế? Nếu có sự thay đổi vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác thì các chứng từ có giá trị như thế nào?

Trong trường hợp nào được áp dụng tập quán hàng hải quốc tế? Nếu có sự thay đổi vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác thì các chứng từ có giá trị như thế nào? (Hình từ Internet)

Các bên có thể thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến hoạt động hàng hải trong hợp đồng hay không?

Tại khoản 3 Điều 5 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định quyền thỏa thuận trong hợp đồng như sau:

Quyền thỏa thuận trong hợp đồng
...
3. Trong trường hợp Bộ luật này có quy định hoặc các bên có thỏa thuận trong hợp đồng, luật nước ngoài có thể được áp dụng tại Việt Nam đối với quan hệ hợp đồng liên quan đến hoạt động hàng hải, nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Như vậy, các bên có thể thỏa thuận áp dụng luật nước ngoài tại Việt Nam liên quan đến hoạt động hàng hải trong hợp đồng nếu luật đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Nếu có sự thay đổi vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác thì giá trị của các chứng từ được quy định như thế nào?

Tại Điều 163 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thay vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác như sau:

Thay vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác
Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế.

Như vậy, nếu có sự thay đổi vận đơn bằng chứng từ vận chuyển khác thì giá trị của các chứng từ sẽ theo tập quán hàng hóa quốc tế.

Nguyên tắc áp dụng trong hoạt động hàng hải?

Tại Điều 6 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định nguyên tắc hoạt động hàng hải như sau:

Nguyên tắc hoạt động hàng hải
1. Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.
4. Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Như vậy, có 4 nguyên tắc được áp dụng trong hoạt động hàng hải như sau:

- Hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hoạt động hàng hải phải bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ lợi ích, chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hoạt động hàng hải phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển giao thông vận tải.

- Hoạt động hàng hải phải bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo, phát triển bền vững môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào