Thời hạn tạm giam với người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy để điều tra là bao lâu? Ai có thẩm quyền gia hạn tạm giam đối với người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy?
Thời hạn tạm giam với người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy để điều tra là bao lâu?
Căn cứ tại điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
...
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...
Và tại khoản 4 Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 có quy định về tội vận chuyển trái phép chất ma túy, như sau:
Tội vận chuyển trái phép chất ma túy
...
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
...
Căn cứ tại khoản 1 và khoản 2 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về thời hạn tạm giam để điều tra, như sau:
Thời hạn tạm giam để điều tra
1. Thời hạn tạm giam bị can để điều tra không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
2. Trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, xét cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn tạm giam, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn tạm giam.
Việc gia hạn tạm giam được quy định nh¬ư sau:
a) Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 01 tháng;
b) Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 02 tháng;
c) Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam một lần không quá 03 tháng;
d) Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng.
...
Như vậy, tội vận chuyển trái phép chất ma túy có khung hình phạt tối đa lên tới tử hình, chính vì vậy được xác định là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Do đó, thời gian tạm giam để điều tra là không quá bốn tháng và có thể được gia hạn tạm giam hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
Vận chuyển trái phép chất ma túy có thời hạn tạm giam là bao lâu? Ai có thẩm quyền gia hạn tạm giam đối vói tội vận chuyển trái phép chất ma túy? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền gia hạn tạm giam đối với người phạm tội vận chuyển trái phép chất ma túy?
Căn cứ khoản 3 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát như sau:
Thời hạn tạm giam để điều tra
...
3. Thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện kiểm sát:
a) Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát quân sự khu vực có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra cấp tỉnh, Cơ quan điều tra cấp quân khu thụ lý điều tra thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
b) Trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất quy định tại điểm a khoản này đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Và tại khoản 4 và khoản 6 Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về thẩm quyền gia hạn tạm giam của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, như sau:
Thời hạn tạm giam để điều tra
...
4. Trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra thì việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương.
...
6. Trường hợp cần thiết đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không phải là tội xâm phạm an ninh quốc gia và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng; trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra.
...
Như vậy, thẩm quyền gia hạn tạm giam đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy là:
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam lần thứ nhất đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai đối với tội vận chuyển trái phép chất ma túy trong trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam lần thứ nhất đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn tạm giam trong trường hợp vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý điều tra.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 04 tháng trong trường hợp cần thiết và không có căn cứ để thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp tạm giam.
- Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra trong trường hợp đặc biệt không có căn cứ để hủy bỏ biện pháp tạm giam.
Biện pháp bảo lĩnh có được thay thế tạm giam không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về bảo lĩnh, như sau:
Bảo lĩnh
1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
...
Như vậy, bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Công chứng điện tử là gì? Công chứng viên được cung cấp dịch vụ công chứng điện tử khi nào?
- Link truy cập Cổng Dịch vụ công BHXH Việt Nam hiện nay?
- Vườn quốc gia Núi Chúa ở nước ta thuộc tỉnh nào?
- Chiến thắng nào đã buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơ ne vơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam?