Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại sẽ bị áp giải thi hành án trong trường hợp nào?
Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại sẽ bị áp giải thi hành án trong trường hợp nào?
Khoản 4 Điều 23 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về việc áp giải thi hành đối với người bị kết án phạt tù đang tại ngoại như sau:
Thi hành quyết định thi hành án phạt tù
...
4. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án; quá thời hạn này mà người đó không có mặt, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt; trường hợp người đó có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện trưng cầu giám định; trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu báo cáo Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định đình chỉ thi hành án.
Theo quy định nêu trên, người bị kết án phạt tù đang tại ngoại sẽ bị áp giải thi hành án trong trường hợp:
Quá thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án vẫn không có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án.
Người bị kết án phạt tù đang tại ngoại sẽ bị áp giải thi hành án trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án có những thành phần gì?
Khoản 1 Điều 26 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về thành phần hồ sơ đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án như sau:
Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù
1. Hồ sơ đưa người bị kết án đến nơi chấp hành án phạt tù phải có đủ các tài liệu sau đây:
a) Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo;
b) Quyết định thi hành án phạt tù;
c) Quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đưa người chấp hành án phạt tù đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
d) Danh bản của người chấp hành án phạt tù;
đ) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch đối với người chấp hành án phạt tù là người nước ngoài;
e) Phiếu khám sức khỏe và tài liệu khác có liên quan đến sức khỏe của người chấp hành án phạt tù;
g) Bản nhận xét việc chấp hành nội quy của trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với người bị tạm giam;
h) Tài liệu khác có liên quan.
...
Theo quy định nêu trên, thành phần hồ sơ đưa người bị kết án phạt tù đến nơi chấp hành án gồm:
- Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật; trường hợp xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo;
- Quyết định thi hành án phạt tù;
- Quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự đưa người chấp hành án phạt tù đến trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện;
- Danh bản của người chấp hành án phạt tù;
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ chứng minh quốc tịch đối với người chấp hành án phạt tù là người nước ngoài;
- Phiếu khám sức khỏe và tài liệu khác có liên quan đến sức khỏe của người chấp hành án phạt tù;
- Bản nhận xét việc chấp hành nội quy của trại tạm giam, nhà tạm giữ đối với người bị tạm giam;
- Tài liệu khác có liên quan.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn thì xử lý như thế nào?
Khoản 4 Điều 23 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định việc xử lý trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn như sau:
Thi hành quyết định thi hành án phạt tù
...
4. Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án, người chấp hành án phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được chỉ định trong quyết định thi hành án; quá thời hạn này mà người đó không có mặt, Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp hoặc Vệ binh hỗ trợ tư pháp thực hiện áp giải thi hành án.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt; trường hợp người đó có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện trưng cầu giám định; trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại chết thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu báo cáo Tòa án đã ra quyết định thi hành án để ra quyết định đình chỉ thi hành án.
Theo quy định nêu trên, trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn được xử lý như sau:
Trường hợp người bị kết án phạt tù đang tại ngoại bỏ trốn thì:
- Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt;
- Trường hợp người đó có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì:
+ Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện trưng cầu giám định;
+ Trường hợp kết quả giám định xác định người đó mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình thì tiến hành đề nghị Tòa án đã ra quyết định thi hành án quyết định áp dụng biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Áp giải thi hành án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không ký hợp đồng thi công công trình xây dựng với chủ đầu tư thì có phải kê khai thuế GTGT vãng lai không?
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?