Hồ sơ nhân sự do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn bao gồm những gì? Có thể tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu không?

Hồ sơ nhân sự do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn bao gồm những gì? Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu thuộc về ai? Có thể tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu không?

Hồ sơ nhân sự do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn bao gồm những gì?

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 về hồ sơ nhân sự do cơ quan có thẩm quyền trình Quốc hội phê chuẩn có quy định như sau:

- Người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu là Đảng viên:

+ Sơ yếu lý lịch theo mẫu hiện hành do cá nhân tự khai, được cơ quan trực tiếp quản lý người đó xác nhận, có dán ảnh khổ 4x6 cm và đóng dấu giáp lai. Đối với người không thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì sơ yếu lý lịch phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận, đóng dấu giáp lai vào ảnh;

+ Tiểu sử tóm tắt do cá nhân tự khai theo Mẫu 2 kèm theo Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15, được cơ quan trực tiếp quản lý người đó xác nhận, có dán ảnh khổ 4x6 cm và đóng dấu giáp lai. Đối với người không thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì tiểu sử tóm tắt phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận, đóng dấu giáp lai vào ảnh;

+ Đánh giá, nhận xét 03 năm gần nhất của cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị của cấp có thẩm quyền về: phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó thể hiện rõ những sản phẩm cụ thể, thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có) của người được giới thiệu trong quá trình công tác; uy tín và triển vọng phát triển;

+ Đánh giá, nhận xét của chi bộ, đảng ủy cơ quan nơi công tác,

+ Nhận xét của cấp ủy nơi cư trú đối với người được giới thiệu và gia đình;

+ Kết luận của cấp có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của người được giới thiệu theo quy định của Bộ Chính trị về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng;

+ Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu hiện hành của Chính phủ về kê khai tài sản;

+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì phải có chứng nhận của đơn vị có thẩm quyền thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Giấy khám sức khoẻ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp.

Lưu ý, các tài liệu trên được làm trước không quá 06 tháng tính đến thời điểm xem xét.

- Người do cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu không phải là Đảng viên:

+ Sơ yếu lý lịch theo mẫu hiện hành của Ban Tổ chức Trung ương do cá nhân tự khai, được cơ quan trực tiếp quản lý người đó xác nhận, có dán ảnh khổ 4x6 cm và đóng dấu giáp lai. Đối với người không thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì sơ yếu lý lịch phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận, đóng dấu giáp lai vào ảnh;

+ Tiểu sử tóm tắt do cá nhân tự khai theo Mẫu 2 kèm theo Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15, được cơ quan trực tiếp quản lý người đó xác nhận, có dán ảnh khổ 4x6 cm và đóng dấu giáp lai. Đối với người không thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì tiểu sử tóm tắt phải được UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú xác nhận, đóng dấu giáp lai vào ảnh;

+ Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu hiện hành của Chính phủ về kê khai tài sản;

+ Bản sao các văn bằng, chứng chỉ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị... có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Đối với văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp thì phải có chứng nhận của đơn vị có thẩm quyền thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Giấy khám sức khoẻ do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền cấp.

+ Đánh giá, nhận xét 03 năm gần nhất của tập thể lãnh đạo cơ quan, đơn vị quản lý người được giới thiệu về: phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết nội bộ; năng lực công tác và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong đó thể hiện rõ thành tích công tác, hạn chế, khuyết điểm, vi phạm (nếu có); uy tín và triển vọng phát triển, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này,

+ Trường hợp người được giới thiệu không thuộc sự quản lý của cơ quan, tổ chức nào thì phải có phiếu nhận xét, đánh giá của chính quyền địa phương nơi cư trú theo quy định pháp luật.

Lưu ý, các tài liệu này được làm trước không quá 06 tháng tính đến thời điểm xem xét.

Người tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu thì hồ sơ nhân sự bao gồm những gì?

Hồ sơ nhân sự do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn bao gồm những gì? Có thể tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu không? (Hình tự Internet)

Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu thuộc về ai?

Căn cứ Điều 31 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 về quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu có quy định như sau:

Quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu
1. Đại biểu Quốc hội có quyền ứng cử hoặc giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu quy định tại Điều 8 của Luật này.
2. Người được giới thiệu ứng cử có quyền rút khỏi danh sách những người ứng cử.

Vậy, quyền ứng cử, giới thiệu người ứng cử vào các chức danh do Quốc hội bầu thuộc về đại biểu Quốc hội.

Có thể tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu không?

Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 có quy định:

Hồ sơ về nhân sự trình Quốc hội quyết định
...
3. Trường hợp người ứng cử được đại biểu Quốc hội giới thiệu thêm hoặc tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu thì chậm nhất là 02 ngày trước ngày xem xét nội dung nhân sự, hồ sơ được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội bao gồm:
a) Đơn ứng cử;
b) Văn bản giới thiệu của đại biểu Quốc hội trong trường hợp giới thiệu thêm người ứng cử ngoài danh sách;
c) Các tài liệu quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều này;
d) Đối với người ứng cử là đảng viên không giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội thì phải có văn bản đồng ý của chi bộ, đảng bộ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt. Đối với người ứng cử là đảng viên đang giữ chức vụ trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước hoặc đã nghỉ hưu thì phải có văn bản đồng ý của cấp có thẩm quyền và cấp ủy cấp trên trực tiếp của chi bộ, đảng bộ cơ sở nơi đảng viên sinh hoạt.

Theo đó, trường hợp tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu thì chậm nhất là 02 ngày trước ngày xem xét nội dung nhân sự, hồ sơ được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trân trọng!

Hồ sơ nhân sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hồ sơ nhân sự
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ nhân sự do cơ quan có thẩm quyền giới thiệu để Quốc hội phê chuẩn bao gồm những gì? Có thể tự ứng cử vào chức danh do Quốc hội bầu không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hồ sơ nhân sự
Nguyễn Võ Linh Trang
737 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hồ sơ nhân sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hồ sơ nhân sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào