Hành vi vi phạm quy định về thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển là những hành vi nào?

Cho tôi hỏi: Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển là những hành vi nào? Mong được tư vấn.

Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển là những hành vi nào?

Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 105/2022/TT-BQP, hành vi vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển gồm:

- Không ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ toàn bộ quá trình nhận chìm.

- Thực hiện không đúng chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm.

- Thực hiện nhận chìm ở biển khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển.

- Sử dụng không đúng phương tiện chuyên chở đã đăng ký trong quá trình vận chuyển vật, chất nhận chìm;

- Thực hiện nhận chìm không đúng cách thức theo quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển;

- Vi phạm về thời điểm nhận chìm.

- Không thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.

- Không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm ở biển.

- Nhận chìm không đúng thành phần vật, chất theo Giấy phép nhận chìm ở biển

- Trút bỏ một phần vật, chất trên phương tiện trong quá trình vận chuyển đến vị trí nhận chìm so với khối lượng ban đầu.

- Nhận chìm khối lượng vượt khối lượng cho phép

- Nhận chìm vật, chất có hàm lượng của một trong các thông số trong thành phần vượt quy chuẩn kỹ thuật

- Nhận chìm không đúng tọa độ, vị trí theo Giấy phép nhận chìm ở biển thuộc vị trí không được phép thực hiện nhận chìm theo quy định

- Thực hiện nhận chìm ở biển gây cản trở hoặc thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;

- Nhận chìm vật, chất có chứa chất phóng xạ, chất độc vượt quy chuẩn kỹ thuật an toàn bức xạ, quy chuẩn kỹ thuật môi trường, trừ các trường hợp thuộc đối tượng phải xử lý hình sự.

- Không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, cung cấp không trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu

- Không thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa sự cố môi trường biển trong quá trình thực hiện nhận chìm.

- Không lập Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển đối với các trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Giấy phép nhận chìm ở biển.

- Không xử lý các công trình, thiết bị phục vụ nhận chìm khi Giấy phép nhận chìm ở biển chấm dứt hiệu lực.

- Không thực hiện biện pháp khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm ở biển của mình gây ra.

- Thực hiện nhận chìm khi Giấy phép nhận chìm chấm dứt hiệu lực.

- Nhận chìm ở vùng biển Việt Nam vật, chất phát sinh ngoài lãnh thổ Việt Nam.

- Thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng các thông số trong thành phần vật, chất nhận chìm nằm trong giới hạn.

- Thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển nhưng vật, chất thuộc Danh mục vật, chất được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng một trong các thông số trong thành phần vượt quy chuẩn kỹ thuật

- Thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển mà vị trí nhận chìm thuộc các khu vực không được phép theo quy định

- Thực hiện nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển và vật, chất không thuộc Danh mục được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng các thông số trong thành phần nằm trong giới hạn cho phép.

- Nhận chìm khi không có Giấy phép nhận chìm ở biển và vật, chất không thuộc Danh mục được nhận chìm ở biển mà có hàm lượng một trong các thông số trong thành phần vượt quy chuẩn kỹ thuật.

Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển là những hành vi nào?

Hành vi vi phạm các quy định về thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển là những hành vi nào? (Hình từ Internet)

Mức phạt tiền đối với hành vi thực hiện nhận chìm không đúng cách thức theo quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển là bao nhiêu?

Điểm b khoản 4 Điều 26a Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 14 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền với hành vi thực hiện nhận chìm không đúng cách thức theo quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:

Vi phạm trong việc thực hiện Giấy phép nhận chìm ở biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không ghi chép hoặc ghi chép không đầy đủ toàn bộ quá trình nhận chìm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện nhận chìm ở biển khi chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp phép nhận chìm ở biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng không đúng phương tiện chuyên chở đã đăng ký trong quá trình vận chuyển vật, chất nhận chìm;
b) Thực hiện nhận chìm không đúng cách thức theo quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển;
c) Vi phạm về thời điểm nhận chìm.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường theo quy định.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm ở biển.
...

Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định nêu trên, mức xử phạt vi phạm hành chính với hành vi thực hiện nhận chìm không đúng cách thức theo quy định trong Giấy phép nhận chìm ở biển là:

- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân có hành vi vi phạm.

- Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đới với tổ chức có hành vi vi phạm.

Nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển?

Khoản 2 Điều 61 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo 2015 quy định về các nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển như sau:

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển
...
2. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;
b) Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;
c) Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;
d) Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;
đ) Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
e) Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;
h) Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;
i) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
...

Theo quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân được cấp Giấy phép nhận chìm ở biển có các nghĩ vụ sau:

- Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; thực hiện đúng nội dung của Giấy phép nhận chìm ở biển;

- Nộp lệ phí cấp phép và tiền sử dụng khu vực biển để nhận chìm theo quy định của pháp luật;

- Tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến hoạt động nhận chìm trong suốt quá trình nhận chìm ở biển;

- Không cản trở hoặc gây thiệt hại đến hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên hợp pháp ở biển của tổ chức, cá nhân khác;

- Cung cấp đầy đủ và trung thực dữ liệu, thông tin về hoạt động nhận chìm ở biển khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa và khắc phục sự cố môi trường biển do hoạt động nhận chìm của mình gây ra theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện việc quan trắc, giám sát môi trường biển và chế độ thông tin, báo cáo về hoạt động nhận chìm theo quy định của pháp luật;

- Bồi thường thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hoạt động nhận chìm ở biển không đúng quy định của mình gây ra;

- Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Trần Thúy Nhàn
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào