Phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được hưởng những chế độ chính sách nào?

Xin hỏi những chế độ chính sách đối với phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam là những gì? - Câu hỏi của Hạnh Dung (Hà Nam).

Phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được hưởng những chế độ chính sách nào?

Căn cứ Điều 7 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định chính sách, chế độ của phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam như sau:

Chế độ, chính sách đối với phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam
1. Phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và được trả công theo quy định của Luật Thi hành án hình sự và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành.
2. Ít nhất một tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, phạm nhân được đưa trở lại trại giam để phục vụ công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.
3. Trường hợp phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa dịch bệnh, phòng chống cháy, nổ đến mức phải xử lý kỷ luật thì đưa về trại giam để xử lý theo quy định.

Như vậy, phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được hưởng những chế độ chính sách sau:

- Phạm nhân lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ và được trả công theo quy định pháp luật.

- Ít nhất một tháng trước ngày phạm nhân chấp hành xong án phạt tù hoặc trước khi thi hành quyết định đặc xá, quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện, phạm nhân được đưa trở lại trại giam để phục vụ công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng theo quy định.

- Trường hợp phạm nhân có hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, vi phạm nội quy về đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng ngừa dịch bệnh, phòng chống cháy, nổ đến mức phải xử lý kỷ luật thì đưa về trại giam để xử lý theo quy định.

Phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được hưởng những chế độ chính sách nào?

Phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được hưởng những chế độ chính sách nào? (Hình từ Internet)

Phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cần đáp ứng những tiêu chí nào?

Theo Điều 6 Nghị định 09/2023/NĐ-CP quy định tiêu chí để phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam như sau:

Cách thức, tiêu chí lựa chọn phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam
1. Cách thức lựa chọn phạm nhân:
Trại giam phổ biến điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này để phạm nhân đối chiếu và tự nguyện viết đơn đề nghị được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam. Giám thị trại giam chỉ đạo các đội nghiệp vụ phối hợp, lựa chọn phạm nhân theo quy định.
2. Phạm nhân không thuộc trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm m khoản 4 Điều 1 Nghị quyết số 54/2022/QH15 được đưa ra các khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Có nơi cư trú rõ ràng.
b) Chấp hành nghiêm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có ý thức cải tạo tiến bộ.
c) Đối với phạm nhân có mức án trên 15 năm, chung thân phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, có ít nhất 12 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.
d) Đối với phạm nhân có mức án từ 15 năm trở xuống phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và bảo đảm các điều kiện: Phạm nhân có mức án tù trên 7 năm đến 15 năm phải chấp hành được 1/3 mức án, thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, có ít nhất 09 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”; phạm nhân có mức án từ trên 3 năm đến 7 năm có ít nhất 6 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”; phạm nhân có mức án từ 3 năm trở xuống có ít nhất 3 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.
đ) Đối với số phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy phải xem xét thận trọng, chặt chẽ, chỉ lựa chọn số phạm nhân không còn biểu hiện lệ thuộc ma túy để đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.

Theo đó, phạm nhân đưa ra lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam cần đáp ứng những tiêu chí sau:

+) Phạm nhân tự nguyện viết đơn đề nghị được tham gia lao động, học nghề ngoài trại giam.

+) Không thuộc trường hợp không đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam quy định tại khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 54/2022/QH15.

+) Có nơi cư trú rõ ràng.

+) Chấp hành nghiêm nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân, có ý thức cải tạo tiến bộ.

+) Đối với phạm nhân có mức án trên 15 năm, chung thân phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù và thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, có ít nhất 12 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.

Đối với phạm nhân có mức án từ 15 năm trở xuống phải thuộc trường hợp phạm tội lần đầu và bảo đảm các điều kiện:

- Phạm nhân có mức án tù trên 7 năm đến 15 năm phải chấp hành được 1/3 mức án, thời gian chấp hành án còn lại từ 7 năm trở xuống, đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, có ít nhất 09 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”;

- Phạm nhân có mức án từ trên 3 năm đến 7 năm có ít nhất 6 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”;

- Phạm nhân có mức án từ 3 năm trở xuống có ít nhất 3 tháng liền kề thời điểm xét duyệt được xếp loại “Khá” hoặc “Tốt”.

+) Đối với số phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy phải xem xét thận trọng, chặt chẽ, chỉ lựa chọn số phạm nhân không còn biểu hiện lệ thuộc ma túy để đưa ra khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam.

Việc thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện theo nguyên tắc nào?

Tại khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 54/2022/QH15 quy định nguyên tắc thực hiện thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam như sau:

+) Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi chấp hành xong án phạt tù;

+) Phạm nhân tham gia hoạt động lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động và thực hiện quyền, nghĩa vụ theo quy định của Luật Thi hành án hình sự;

+) Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân ngoài trại giam trong thời gian thí điểm được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;

+) Ngành, nghề tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Chế độ của phạm nhân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chế độ của phạm nhân
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân bị tai nạn lao động tại trại giam thì được hưởng chế độ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Bạn bè có được vào trại giam để thăm phạm nhân không? Thân nhân đến thăm phạm nhân phải chuẩn bị những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân nam có được để kiểu tóc theo sở thích của mình không? Chế độ dạy văn hóa, chế độ học nghề của phạm nhân năm 2023 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạm nhân khi lao động, hướng nghiệp, học nghề ngoài trại giam được hưởng những chế độ chính sách nào?
Hỏi đáp pháp luật
Có được xem bóng đá khi đang chấp hành án phạt tù
Hỏi đáp pháp luật
Chế độ của phạm nhân nữ có thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chế độ của phạm nhân
Tạ Thị Thanh Thảo
1,144 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chế độ của phạm nhân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chế độ của phạm nhân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào