Thế nào là hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển Việt Nam?

Cho tôi hỏi: Hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải được quy định là những hành vi nào? Mong được tư vấn.

Hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải được quy định là những hành vi nào?

Điều 13 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định về những hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển Việt Nam như sau:

Hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại Điều 20 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP
Việc xác định mức độ tai nạn hàng hải để xác định hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 20 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2020/TT-BGTVT ngày 20 tháng 01 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 34/2020/TT-BGTVT ngày 23 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định về chế độ báo cáo định kỳ trong lĩnh vực hàng hải.

Theo quy định nêu trên, hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải gồm:

- Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các loại tín hiệu theo quy định;

- Không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển.

- Không đặt dấu hiệu báo hiệu các đảo nhân tạo hoặc các công trình trên biển;

- Làm dịch chuyển hoặc làm mất tác dụng của báo hiệu hàng hải.

- Không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Việc xác định mức độ của tai nạn hàng hải được thực hiện theo quy định tại Thông tư 01/2020/TT-BGTVT.

Thế nào là hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển Việt Nam?

Thế nào là hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển Việt Nam? (Hình từ Internet)

Tàu biển không bảo đảm an toàn hàng hải gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Khoản 3 Điều 20 Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính với tàu biển không bảo đảm an toàn hàng hải gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng như sau:

Vi phạm quy định bảo đảm an toàn hàng hải
1. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển phương tiện vi phạm các quy tắc hành trình sau đây:
a) Không sử dụng hoặc sử dụng không đúng các loại tín hiệu theo quy định;
b) Không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không đặt dấu hiệu báo hiệu các đảo nhân tạo hoặc các công trình trên biển;
b) Làm dịch chuyển hoặc làm mất tác dụng của báo hiệu hàng hải.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tàu thuyền không tuân theo quy định khi hành trình, tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải đặc biệt nghiêm trọng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.

Ngoài ra, khoản 2 Điều 3 Nghị định 162/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và nguyên tắc xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Theo quy định nêu trên, tàu biển không bảo đảm an toàn hàng hải, có hành vi tránh, vượt nhau trên biển gây tai nạn hàng hải nghiêm trọng sẽ bị phạt vi phạm hành chính như sau:

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.

- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.

Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm những dịch vụ nào?

Khoản 3 Điều 108 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định về các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải như sau:

Bảo đảm an toàn hàng hải
...
3. Dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:
a) Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
b) Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;
c) Thông báo hàng hải
d) Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải;
đ) Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải;
e) Thông tin điện tử hàng hải;
g) Hoa tiêu hàng hải;
h) Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;
i) Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải;
...

Theo quy định nêu trên, các dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải bao gồm:

-Thiết lập, vận hành, duy trì, bảo trì báo hiệu hàng hải, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;

- Khảo sát, xây dựng và phát hành hải đồ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải và tuyến hàng hải;

- Thông báo hàng hải

- Điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải;

- Xây dựng và phát hành tài liệu, ấn phẩm an toàn hàng hải;

- Thông tin điện tử hàng hải;

- Hoa tiêu hàng hải;

- Tìm kiếm, cứu nạn hàng hải;

- Thanh thải chướng ngại vật ảnh hưởng đến an toàn hàng hải;

Trân trọng!

Bảo đảm an toàn hàng hải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bảo đảm an toàn hàng hải
Hỏi đáp Pháp luật
Thế nào là hành vi vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn hàng hải trên vùng biển Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước công cộng
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong vùng nước công cộng
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong khu nước chuyên dùng
Hỏi đáp pháp luật
Điều kiện cung cấp dịch vụ điều tiết bảo đảm an toàn hàng hải trong vùng nước chuyên dùng
Hỏi đáp pháp luật
Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và bảo vệ môi trường
Hỏi đáp pháp luật
Bảo đảm an toàn hàng hải
Hỏi đáp pháp luật
Phương án bảo đảm an toàn hàng hải được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Dịch vụ công ích bảo đảm an toàn hàng hải được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm cung cấp thông tin để bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bảo đảm an toàn hàng hải
Trần Thúy Nhàn
985 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào