Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi trong thi tuyển công chức Viện kiểm sát? Khu vực làm đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát cần tuân thủ những vấn đề nào?

Cho anh hỏi tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi trong thi tuyển công chức Viện kiểm sát? Câu hỏi của anh Quân (Long An)

Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi trong thi tuyển công chức Viện kiểm sát?

Tại khoản 5 Điều 3 Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định về Ban Đề thi trong thi tuyển công chức Viện kiểm sát như sau:

Ban Đề thi
.......
5. Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi:
a) Người được cử làm thành viên Ban đề thi phải là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển hoặc yêu cầu của ngạch công chức dự thi;
b) Không cử làm thành viên Ban đề thi người có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi; người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;
c) Người được cử làm thành viên Ban đề thi không được làm thành viên Ban coi thi, Ban phách, Ban Giám sát.

Như vậy, thành viên Ban đề thi trong thi tuyển công chức Viện kiểm sát cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Phải là công chức, viên chức có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển hoặc yêu cầu của ngạch công chức dự thi;

- Không có quan hệ là cha, mẹ, anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ hoặc con nuôi của người dự thi;

- Không đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật;

- Không được làm thành viên Ban coi thi, Ban phách, Ban Giám sát.

Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi trong thi tuyển công chức Viện kiểm sát?

Tiêu chuẩn thành viên Ban đề thi trong thi tuyển công chức Viện kiểm sát? (Hình từ Internet)

Khu vực làm đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát cần tuân thủ những vấn đề nào?

Tại khoản 7 Điều 3 Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định về Ban Đề thi trong thi tuyển công chức Viện kiểm sát như sau:

Ban Đề thi
.......
7) Khu vực làm đề thi và các yêu cầu bảo mật
a) Đề thi, hướng dẫn chấm, đáp án, thang điểm chưa công bố thuộc danh mục bí mật nhà nước độ “MẬT”. Đề thi dự phòng chưa sử dụng được giải “MẬT” sau khi kết thúc kỳ thi.
b) Việc làm đề thi phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập, phải được bảo vệ, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy;
c) Danh sách những người tham gia Ban đề thi phải được giữ bí mật trong quá trình tổ chức kỳ thi. Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly với bên ngoài từ thời điểm tập trung làm đề thi cho đến khi kết thúc môn thi đó. Trong trường hợp cần thiết, được sự đồng ý bằng văn bản của Trưởng ban đề thi thì các thành viên mới được phép ra ngoài hoặc liên hệ với bên ngoài bằng điện thoại cố định, khi nói chuyện phải bật loa ngoài, có ghi âm và dưới sự giám sát hoặc chứng kiến của thành viên Ban giám sát kỳ thi.
d) Phong bì đựng đề thi để giao, nhận, vận chuyển từ nơi làm đề thi ra bên ngoài phải được làm bằng giấy có đủ độ bền, kín, tối và được dán chặt, không bong mép, được niêm phong.
đ) Toàn bộ quá trình giao nhận, vận chuyển đề thi phải được giám sát bởi thành viên Ban giám sát; các phong bì đựng đề thi phải được bảo quản trong thùng làm bằng kim loại có khóa và được niêm phong trong quá trình giao, nhận, vận chuyển.
e) Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi dù bị hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly sau khi thời gian thi môn cuối cùng kết thúc.
g) Thành viên Ban đề thi và những người khác có liên quan phải giữ bí mật tuyệt đối đề thi và câu hỏi trắc nghiệm, phỏng vấn, thực hành; không được phép công bố dưới bất kỳ hình thức nào cho đến khi kết thúc thời gian thi môn thi được phân công thực hiện.

Như vậy, các quy định về khu vực làm đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát như sau:

- Việc làm đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát phải được thực hiện tại một địa điểm an toàn, biệt lập, phải được bảo vệ, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng cháy, chữa cháy;

- Các thành viên tham gia làm đề thi đều phải cách ly với bên ngoài từ thời điểm tập trung làm đề thi cho đến khi kết thúc môn thi đó.

- Máy móc và thiết bị tại nơi làm đề thi dù bị hỏng hay không dùng đến, chỉ được đưa ra ngoài khu vực cách ly sau khi thời gian thi môn cuối cùng kết thúc.

Các yêu cầu khi xây dựng đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát?

Theo khoản 8 Điều 3 Phụ lục 01 Ban hành kèm theo Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 các yêu cầu khi xây dựng đề thi tuyển công chức Viện kiểm sát như sau:

- Yêu cầu chung:

+ Bảo đảm chính xác, khoa học, lời văn, câu chữ rõ ràng;

+ Phù hợp với yêu cầu của ngạch công chức tương ứng với vị trí dự thi;

+ Đề thi phải có tính suy luận, phân tích, tránh việc học thuộc lòng;

+ Đề thi phải ghi rõ số điểm của mỗi câu hỏi thi;

+ Đề thi phải ghi rõ chữ “HẾT" tại điểm kết thúc đề thi và phải ghi rõ có mấy trang và đánh số trang trên từng trang thi;

+ Mỗi môn thi hoặc phần thi trong một kỳ thi phải có đề thi chính thức, đề thi dự phòng và kèm theo hướng dẫn, đáp án chấm thi cụ thể. Hướng dẫn, đáp án chấm thi phải có thang điểm chi tiết đến 05 điểm.

- Đối với đề thi tự luận:

+ Căn cứ yêu cầu của kỳ thi, Ban đề thi có trách nhiệm soạn thảo đề thi, hiệu chỉnh đề thi, đáp án và hướng dẫn chấm thi (chính thức và dự phòng) cho môn thi.

+ Sau khi soạn thảo, hiệu chỉnh, các đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi được tổ chức phản biện và đề xuất phương án chỉnh lý, sửa chữa nếu thấy cần thiết.

+ Việc phản biện đề thi, đáp án, hướng dẫn chấm thi do các thành viên Ban đề thi thực hiện.

- Đối với đề thi trắc nghiệm:

+ Việc xây dựng ngân hàng câu hỏi và đáp án cho đề thi trắc nghiệm phải bảo đảm số lượng câu hỏi được xây dựng gấp tối thiểu 03 lần so với số câu hỏi theo quy định của từng phần thi.

+ Trưởng ban đề thi tổ chức để các thành viên Ban đề thi thẩm định từng câu hỏi thi trắc nghiệm theo đúng yêu cầu của vị trí dự tuyển hoặc yêu cầu của ngạch công chức;

+ Sau khi hiệu chỉnh lần cuối, Trưởng Ban đề thi tổ chức rút ngẫu nhiên các câu hỏi để hình thành đề thi trắc nghiệm với nhiều phiên bản khác nhau.

+ Sau khi rà soát từng phiên bản đề thi trắc nghiệm, Trưởng ban đề thi ký tên vào từng phiên bản đề thi và bàn giao cho Chủ tịch Hội đồng thi để Chủ tịch Hội đồng thi quyết định đề thi chính thức và đề thi dự phòng.

- Đối với đề thi phỏng vấn:

+ Nội dung đề thi phỏng vấn phải căn cứ vào yêu cầu của vị trí dự tuyển hoặc yêu cầu về tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn của ngạch công chức dự thi; k

+ Kết cấu, nội dung để phỏng vấn, thực hành phải chính xác, khoa học, đánh giá toàn diện năng lực, khả năng của người dự tuyển.

+ Để phỏng vấn phải có đáp án và thang điểm kèm theo, được đóng trong phong bì, niêm phong và bảo quản theo chế độ tài liệu “MẬT”.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào