Thế nào là mua, bán, tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam?
- Hành vi nào được xem là mua, bán,tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam?
- Mua, bán, tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền nếu khoáng sản có tổng giá trị là 200.000 đồng?
- Mức phạt tiền với hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp có tổng giá trị 4.000.000 đồng trên vùng biển Việt Nam?
Hành vi nào được xem là mua, bán,tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam?
Khoản 5 Điều 9 Thông tư 105/2022/TT-BQP quy định về các hành vi được xem là mua, bán,tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam như sau:
Hành vi vi phạm các quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa trái phép trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 15 Nghị định số 162/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 23/2017/NĐ-CP
...
5. Đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi, sang mạn khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp thì xử lý theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP ngày 31 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản không thuộc trường hợp quy định tại Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản không có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:
- Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;
- Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;
- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
Theo quy định nêu trên, hành vi mua, bán,tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam là việc thực hiện mua, bán,tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển trên vùng biển Việt Nam các loại khoáng sản sau:
- Không được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;
- Khoáng sản không được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;
- Không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
Thế nào là mua, bán,tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam? (Hình từ Internet)
Mua, bán, tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam bị phạt bao nhiêu tiền nếu khoáng sản có tổng giá trị là 200.000 đồng?
Điểm d khoản 1 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền với hành vi vi phạm hành chinh về mua, bán,tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam như sau:
Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
...
Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-C quy định như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân
Theo quy định nêu trên, việc xử phạt vi phạm hành chính với hành vi mua, bán,tiêu thụ, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam mà tổng giá trị khoáng sản là 200.000 đồng được thực hiện như sau:
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
- Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Mức phạt tiền với hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp có tổng giá trị 4.000.000 đồng trên vùng biển Việt Nam?
Điểm d khoản 1 và khoản 3 Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền với hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên vùng biển Việt Nam như sau:
Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:
a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;
b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;
c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
...
Điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
...
4. Mức phạt tiền:
...
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân
Theo đó, hành vi vận chuyển khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp có tổng giá trị 4.000.000 đồng trên vùng biển Việt Nam bị phạt tiền như sau:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Trân trọng!

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 24 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Tiền làm thêm giờ vào ngày 24 tháng 2 2025 âm lịch là bao nhiêu?
- Mẫu bài cảm nghĩ về ngày thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hay, ý nghĩa năm 2025?
- Ai có thẩm quyền phục hồi điểm giấy phép lái xe mới nhất?
- Sân bay Gia Bình rộng bao nhiêu hectare? Sân bay Gia Bình ở tỉnh nào?
- Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Khi đại dương bị khai thác quá mức dài 800 từ?